Cơ cấu lại sản xuất lương thực gắn với thị trường

06:12, 09/12/2021

Đó là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra trong Kế hoạch thực hiện Nghị q̣uyết của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, vừa được UBND tỉnh ký quyết định ban hành.

(VLO) Đó là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra trong Kế hoạch thực hiện Nghị q̣uyết của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, vừa được UBND tỉnh ký quyết định ban hành.

Theo đó, mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực, sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa. Phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định nguồn cung lương thực phục vụ người dân với đa dạng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Cụ thể, đến năm 2025: gieo trồng lúa 120.000- 130.000ha, sản lượng 720.000- 800.000 tấn, đàn heo 300.000- 350.000 con, tổng sản lượng thủy sản 140.000- 160.000 tấn; đến năm 2030: gieo trồng lúa 110.000- 120.000ha, sản lượng 660.000- 720.000 tấn, tổng đàn chăn nuôi duy trì như giai đoạn 2021- 2025, tổng sản lượng thủy sản 150.000- 170.000 tấn.

Đồng thời, bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân, nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Đến 2030, thu nhập của người dân nông thôn đạt 83 triệu đồng/người/năm (cao hơn 2 lần năm 2020).

Đảm bảo mọi người dân đều có khả năng tiếp cận và chi trả cho nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu; bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm,…

Thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an ninh lương thực; đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực.

NGUYÊN KHANG 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh