Tại hội thảo chủ đề: "Ðô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh" diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ đô thị Việt Nam đang có những hạn chế nhất định khi số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức.
(VLO) Tại hội thảo chủ đề: “Ðô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh” diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ đô thị Việt Nam đang có những hạn chế nhất định khi số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ, quá tải. Trong đó, thách thức mới nảy sinh là do tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19.
Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện nay.
Tại ĐBSCL, những đánh giá cho thấy khu vực đô thị có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và có bản sắc.
Toàn vùng có 174 đô thị gồm: 1 đô thị trực thuộc Trung ương, 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 9 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V.
Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015. Kết quả khảo sát của Tổ chức Hợp tác phát triển Ðức (GIZ) cho thấy, hạ tầng đô thị ÐBSCL đã được cải thiện đáng kể so với trước đây.
Song, đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu tại nhiều nơi vẫn còn chậm, tính kết nối, liên hoàn, đồng bộ và hợp lý còn hạn chế. Do đó, hiệu quả của việc đầu tư kết cấu hạ tầng chưa cao và chưa thích ứng tốt với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Ðiều này, đòi hỏi cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch phát triển đô thị tích hợp và bền vững, đặc biệt quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị cần được nhấn mạnh và tích hợp trong quy hoạch quốc gia, vùng và tại từng địa phương.
N.HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin