Các nhân viên y tế đang vừa đảm nhận nhiệm vụ xét nghiệm tầm soát, truy vết ca bệnh và giờ đây lại dốc sức để phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM với niềm tin sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Các nhân viên y tế đang vừa đảm nhận nhiệm vụ xét nghiệm tầm soát, truy vết ca bệnh và giờ đây lại dốc sức để phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM với niềm tin sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Để phục vụ cho việc tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay, với 836.000 liều trong vòng 7 ngày, ngành y tế TP.HCM đang huy động hơn 5.000 nhân viên y tế từ hàng trăm đơn vị y tế công lập, tư nhân và của lực lượng quân đội, công an đóng chân trên địa bàn TP.
Những nhân viên y tế đang vừa đảm nhận nhiệm vụ xét nghiệm tầm soát, truy vết ca bệnh và giờ đây lại dốc sức để phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM, với niềm tin sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.
1000 liều vaccin đầu tiên trong chiến dịch tiêm chủng này đã được tiêm cho 2 doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao (HCDC) |
Ngay sau khi nhận được thông tin Chính phủ phân bổ hơn 800.000 liều vaccine cho TPHCM, Sở Y tế TP đã phân công lực lượng y tế tham gia triển khai tiêm chủng thành 1.032 đội tiêm, huy động từ 547 đơn vị bệnh viện, phòng khám kể cả tư nhân, trung tâm y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP, trạm y tế, hệ thống tiêm chủng thuộc Công ty VNVC...
Mỗi đội tiêm gồm ít nhất 5 nhân sự gồm: một bác sĩ khám sàng lọc, 2 nhân sự tiêm vaccine, một bác sĩ và một điều dưỡng phụ trách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm.
Ông Bùi Kim Khánh, Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, sau 1 ngày nhận được thư hỏa tốc của Sở Y tế TP.HCM, hệ thống này đã thành lập 100 đội tiêm.
Đây là đơn vị có lực lượng tham gia đông nhất trong chiến dịch tiêm vaccine lần này, với 350 nhân viên y tế, gồm 100 bác sĩ, 200 điều dưỡng và 50 nhân viên hỗ trợ từ 10 trung tâm trên địa bàn thành phố.
Nhân viên y tế dốc sức cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử (HCDC) |
"Tất cả 350 y bác sĩ, điều dưỡng tham gia tiêm chủng đều có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Đồng thời đã được đào tạo thành thục quy trình an toàn tiêm chủng và từng tham gia tiêm chủng vaccine Covid-19 đợt bắt đầu từ ngày 8/3. Chúng tôi đưa đội quân tinh nhuệ nhất để phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng thần tốc của TP.HCM", ông Khánh cho hay.
Còn tại khu vực 3 của TP.Thủ Đức, TP.HCM (tức quận Thủ Đức cũ) được chia ra làm 14 đội tiêm, mỗi đội có 1 bác sĩ và 2-3 điều dưỡng. Bác sĩ Vũ Kim Hòa, Trung tâm Y tế TP.Thủ Đức cho biết, khu vực 3 có các khu chế xuất Linh Trung 1, Linh Trung 2, Khu công nghiệp Bình Chiểu với số lượng công nhân rất lớn, vì vậy sẽ nhận được sự hỗ trợ của các bệnh viện đa khoa của TP.Thủ Đức và sự điều động của Sở Y tế.
Theo bác sĩ Hòa, hiện nay do khối lượng công việc quá nhiều, từ truy vết, dập dịch, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ở khu vực nguy cơ, và hiện giờ là cả tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên trên địa bàn, vì vậy, việc lựa chọn sắp xếp người đúng chuyên môn được thực hiện rõ ràng, kỹ lưỡng.
Ngoài ra, các trạm y tế vẫn duy trì khám bệnh, phát thuốc định kỳ cho bệnh nhân mãn tính. Nhân viên y tế đều đang rất nỗ lực tối đa trong từng nhiệm vụ. Trong hôm qua, cùng với các đội tiêm ở nhiều bệnh viện, TP.Thủ Đức đã tiêm cho khoảng 1.000 công nhân tại Khu Công nghệ cao.
Nhân viên y tế đảm nhận nhiều nhiệm vụ trong đêm vì cuộc chiến chống Covid-19 (HCDC) |
Hiện các đội tiêm đã sẵn sàng nhân lực, vật lực cùng dây chuyền lạnh, chờ có chỉ đạo phân bổ số lượng vaccine từ Thành phố, phân công khu vực tiêm là nhân viên y tế nhanh chóng lên đường thực hiện nhiệm vụ. Việc tiêm chủng với quy mô lớn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy trình an toàn tiêm chủng nghiêm ngặt, từ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, tư vấn và cả thực hiện theo dõi sau tiêm.
"Trong vòng 7 ngày, 14 ngày, nếu như có bất kì triệu chứng gì bất lợi sau tiêm chủng thì tra mã QRS, thông báo cho đơn vị tiêm chủng biết, người dân có thể thống kê được các bất lợi sau tiêm, người dân cũng được hướng dẫn, hoặc nếu như phản ứng thông thường, cũng có các số điện thoại để được tư vấn hướng dẫn", bác sĩ Hòa cho biết.
Bên cạnh đó, ngành y tế còn được sự hỗ trợ từ các công ty, doanh nghiệp đảm nhận công việc lập danh sách với tất cả các thông tin hành chính, mã số nhân viên của người được tiêm để quản lý, theo dõi sau tiêm.
Đồng thời, doanh nghiệp phải tuân thủ Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trong công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp, vận động công nhân thực hiện 5K, tuyên truyền nhận thức đúng về vaccine Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho biết: "Khi chúng tôi triển khai công tác tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn, có một số lượng cán bộ công nhân viên chưa tin tưởng vào vaccine, bị ảnh hưởng nhiều luồng thông tin không đúng đắn trên mạng.
Chúng tôi đã tuyên truyền cũng như hướng dẫn mọi người về phòng chống Covid, đặc biệt là vaccine là biện pháp hữu hiệu giúp giữ được công ăn việc làm, giữ được hoạt động liên tục của công ty.
Công nhân là nhóm đối tượng ưu tiên hàng đầu được tiêm vaccine |
Chiến dịch tiêm chủng đợt 4 tại TP.HCM được khởi động từ ngày 19/6, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 26/6, số người dự kiến được tiêm chủng trong 1 ngày sẽ là 200.000 người.
Mới đây, Bộ Y tế cũng đã phân bổ đợt 5 với hơn 700.000 liều vaccine ngừa covid-19 cho TP.HCM. Trên thực tế, theo thống kê, TP có hơn 2.385.000 người thuộc diện ưu tiên theo Nghị quyết 21.
TP.HCM đặt mục tiêu 2/3 người dân được tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong năm nay, TP đã và đang chủ động đàm phán tìm nguồn vaccine từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới. Trước mắt, thành phố tận dụng số vaccine hiện có để thần tốc “tiêm hết, tiêm an toàn” cho các nhóm cần ưu tiên cấp thiết./.
Theo Kim Dung/VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin