Sáng 15/4/2021, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố trực tuyến báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020.
Bảng xếp hạng chỉ số PCI của 63 địa phương. |
Sáng 15/4/2021, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố trực tuyến báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020.
Với số điểm PCI tổng hợp năm 2020 đạt 75,09 điểm, Quảng Ninh là tỉnh đứng đầu chỉ số PCI năm 2020, tăng 1,69 điểm PCI tổng hợp so với năm trước đó. Quảng Ninh đã vượt qua chính mình để xác lập vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng PCI trong 4 năm liên tiếp.
Với số điểm 72,81 Đồng Tháp nắm giữ vị trí thứ 2; Long An đạt 70,37 điểm và đứng vị trí thứ 3 trong PCI 2020, tăng 5 bậc so với năm 2019.
Vĩnh Long đạt 69,34 điểm, xếp thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI 2020 và đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL, chỉ sau Đồng Tháp và Long An. Đây là nỗ lực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đã góp phần xây dựng hình ảnh tỉnh Vĩnh Long năng động, tích cực hơn. Tuy nhiên, so kết quả những năm trước, mà cụ thể năm 2019 có phần sụt giảm đáng kể. Cụ thể, trong 2 năm 2016 và 2017 Vĩnh Long đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng, rồi thứ 8 vào năm kế tiếp. Riêng năm 2019, Vĩnh Long bức phá ngoạn mục khi xếp thứ 3 cả nước và thứ 2 vùng ĐBSCL với chỉ số 71,30 điểm.
Phát biểu tại lễ công bố- TS. Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI cho biết, báo cáo PCI 2020 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.300 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.700 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh- thành phố và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 22 địa phương tại Việt Nam.
Vĩnh Long đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. |
Năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn, do tác động của dịch bệnh COVID- 19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, ở hầu khắp các ngành trên cả nước, làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong năm vừa qua. Tuy nhiên, kết quả điều tra PCI 2020 cho thấy, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI tiếp tục xem Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế là chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh tra, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Họ kỳ vọng rất lớn vào sự cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công, hoàn thiện hệ thống thủ tục, quy định, hạ tầng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Tin, ảnh: H.MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin