Ngày 13/3/2021, tại TP Cần Thơ, Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh- thành vùng ĐBSCL sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (còn gọi Nghị quyết "thuận thiên"). Qua đó, nhằm tiếp tục có những đánh giá, kiến tạo thể chế, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng theo một tổng thể thống nhất, hướng đến phát triển toàn diện và bền vững hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, không nên “gồng mình” chống lũ, “chống mặn” để tạo ra thật nhiều lúa gạo. |
Ngày 13/3/2021, tại TP Cần Thơ, Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh- thành vùng ĐBSCL sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (còn gọi Nghị quyết “thuận thiên”). Qua đó, nhằm tiếp tục có những đánh giá, kiến tạo thể chế, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng theo một tổng thể thống nhất, hướng đến phát triển toàn diện và bền vững hơn.
3 năm- khoảng thời gian không quá dài cho việc triển khai thực hiện một nghị quyết lớn và mang tính tổng thể như Nghị quyết 120, nhưng thực tế đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Nghị quyết 120 được xem là giải pháp để giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện- chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL- cho rằng, “thật may, khi có nghị quyết này với tư duy hệ thống.
Nhìn bên ngoài nhiều người thắc mắc sao chưa thấy động tĩnh gì nhiều. Thắc mắc này đúng. Tuy nhiên, đây là nghị quyết định hướng ở tầm chiến lược, cần phải có những quy hoạch, kế hoạch cụ thể để triển khai và việc soạn thảo các quy hoạch, kế hoạch này cần nhiều thời gian”.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cũng đánh giá, “chất lượng quy hoạch và thực thi như thế nào sẽ còn chờ thời gian trả lời. Nhưng nếu khéo léo, chẳng những ĐBSCL có thể vượt qua được thách thức, trở nên thịnh vượng và còn làm hình mẫu cho các đồng bằng trên thế giới”.
Nông nghiệp xanh đang là hướng đi đúng của ĐBSCL. |
Một trong những giải pháp được chuyên gia này đưa ra là, thay vì đổ tiền vào chống chọi với thiên nhiên, mùa lũ “gồng mình” chống lũ, mùa khô “gồng mình” chống mặn để tạo ra thật nhiều lúa gạo, nếu quy hoạch lần này tập trung đầu tư vào đường sá, logistics, chuyển hướng nền nông nghiệp thì tự động nhiều chuyện đang là vấn đề sẽ không phải là vấn đề nữa.
Điều này, tại hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 cũng được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Lê Minh Hoan- nhận định về bức tranh hạ tầng ĐBSCL. Cụ thể, ĐBSCL cần có sự cộng hưởng giữa cơ sở hạ tầng hoàn thiện với sự chuyển đổi nền kinh tế và vấn đề quan trọng nhất là sớm có sự định hướng. Đồng thời, phải thay đổi tư duy, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt hơn, làm sao để nông dân chuyển thành những doanh nhân trên mảnh đất của mình như tinh thần nghị quyết, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Lê Minh Hoan, quan trọng hơn là các địa phương vùng ĐBSCL phải “bước cùng nhau” để tạo ra được những thương hiệu chung cho cả vùng.
“Đồng bằng như một cơ thế sống”- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đồng thời dẫn chứng, sông ngòi có thể ví như mạch máu trong hệ tuần hoàn vận chuyển năng lượng, dinh dưỡng trong cơ thể. Đất có thể bị “bệnh” theo nghĩa là đất mất khả năng duy trì sự sống. Sông ngòi thông thoáng, có chảy mới có ôxy, có tôm cá, mà tôm cá là mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ sinh thái và là nguồn dinh dưỡng của con người. Không còn cá thì không còn chim, cò, rùa, rắn. Nền văn hóa sông nước cũng từ nhịp điệu theo thời gian của nước mà hình thành.
Nếu nguồn lực hạn chế thì phải ưu tiên hành động nào ít rủi ro, sai lầm đáng tiếc hơn. |
Tôn trọng quy luật tự nhiên, sống “thuận thiên” là cách chúng ta cần ưu tiên thực hiện. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện tâm đắc, “đây chính là tầm thông thái của Nghị quyết 120”. “Kiểu thời tiết có thể thay đổi bất thường, nhưng quy luật của thiên nhiên là bất biến, không ai hoặc gì có thể thay đổi được.
Can thiệp thô bạo mà không hiểu quy luật thiên nhiên, trước hay sau sẽ phải trả giá. Điều này không có nghĩa là phó mặc trời đất, nhưng trước khi can thiệp phải hiểu về quy luật vận hành của hệ thống một đồng bằng để tránh phải trả giá đắt.”- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện dẫn chứng làm rõ thêm.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện: Quy hoạch về sự phát triển của một đồng bằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cần áp dụng “nguyên tắc không hối tiếc” vì một loạt lý do. Thứ nhất, các dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng dù rất hữu ích để biết xu hướng diễn ra nhưng cũng hàm chứa nhiều yếu tố không chắc chắn, sẽ còn cập nhật nhiều lần. Nước biển dâng có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự báo. Chi phí ứng phó với 30cm hay 50cm nước biển dâng sẽ rất khác với 100cm. Ứng phó với 100cm nước biển dâng ngay bây giờ cũng rất khác với 100cm cuối thế kỷ, tức gần 80 năm nữa. Thứ hai, dự báo càng xa thì rủi ro sai số càng lớn, theo đó cần phải áp dụng nguyên tắc không hối tiếc, để tránh phải hối tiếc về sau khi dự báo không đúng như thế. Thứ ba, hành động thích ứng có thể đúng, có thể sai, có thể có lợi trước mắt nhưng gây hại về sau, khó thấy. Thứ tư, nguồn lực bao giờ cũng hạn chế, thì phải ưu tiên hành động nào ít rủi ro sai lầm đáng tiếc. Hành động “hối tiếc cao” là những hành động chi phí cao, khó đảo ngược khi nhận ra sai lầm; làm cho các phương án khác không còn thực hiện được; gây tác động tiêu cực cho nơi khác, ngành khác; lợi trước mắt, hại về lâu dài. |
Bài, ảnh: HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin