Trên 66.000 tỷ đồng để hiện đại hóa hệ thống thủy lợi

03:12, 02/12/2020

Đó là nhu cầu cần đầu tư để thực hiện kế hoạch Đề án "Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái ĐBSCL" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2021- 2050 đã được UBND tỉnh ký ban hành.

 

Nhiều đập xuống cấp cần được kiên cố.
Nhiều đập xuống cấp cần được kiên cố.

Đó là nhu cầu cần đầu tư để thực hiện kế hoạch Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái ĐBSCL” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2021- 2050 đã được UBND tỉnh ký ban hành.

Mục tiêu đến năm 2050 nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi trong tỉnh theo hướng hiện đại, thông minh bảo đảm chủ động phục vụ chuyển đổi, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và dân sinh, từng bước tự động hóa trong vận hành, có kết nối với phát triển của hệ thống thủy lợi, giao thông trong khu vực để chủ động phục vụ phòng chống thiên tai, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng vốn thực hiện kế hoạch khoảng 66.322 tỷ đồng.

Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện kế hoạch, bên cạnh cân đối từ vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) dành đầu tư thực hiện các công trình/dự án thủy lợi; các dự án chống biến đổi khí hậu, công trình chống ngập bảo vệ đô thị; kè chống sạt lở bờ sông ở trung tâm các đô thị; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng, hệ thống giám sát, tự động hóa vận hành; đào tạo nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi; cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi... tỉnh còn huy động đóng góp của người dân hưởng lợi (vốn, ngày công, mặt bằng đất đai) và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế) để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Tin, ảnh: TRUNG CHÁNH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh