Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, dòng chảy mùa khô 2020- 2021 từ thượng nguồn về đồng bằng có khả năng thuộc năm thủy văn ở mức thấp cực hạn nên xâm nhập mặn mùa khô trên ĐBSCL thuộc nhóm năm nghiêm trọng (mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài), ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, các địa phương cần tích trữ nguồn nước ngọt tối đa để phòng chống hạn- mặn, nhất là tại các vùng trồng cây ăn trái. Đặc biệt là thời điểm từ nay đến đầu tháng 1/2021 nguồn nước còn dồi dào.
Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, dòng chảy mùa khô 2020- 2021 từ thượng nguồn về đồng bằng có khả năng thuộc năm thủy văn ở mức thấp cực hạn nên xâm nhập mặn mùa khô trên ĐBSCL thuộc nhóm năm nghiêm trọng (mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài), ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, các địa phương cần tích trữ nguồn nước ngọt tối đa để phòng chống hạn- mặn, nhất là tại các vùng trồng cây ăn trái. Đặc biệt là thời điểm từ nay đến đầu tháng 1/2021 nguồn nước còn dồi dào.
Mặn xâm nhập vào Vĩnh Long chủ yếu theo 2 hướng sông Cổ Chiên và sông Hậu. Theo dự báo, trong những ngày đầu tháng 1, vùng dự án ngọt hóa Nam Mang Thít chỉ còn cống Vũng Liêm, Cái Hóp còn lấy được nước trong một số ngày vào lúc triều thấp. Từ giữa tháng 1 trở đi mặn tăng cao, thời gian xuất hiện nước ngọt ít dần. Sang tháng 2, đầu tháng 3, hai cống quan trọng là Láng Thé và Cái Hóp không còn khả năng lấy ngọt nhưng có thể lấy gạn vào lúc triều kém, chân triều, nhất là tuần cuối các tháng 2 và 3. Khu vực từ cống Cái Hóp đến lân cận sông Măng Thít mặn trên 4‰ có khả năng xuất hiện vào các ngày triều cao từ giữa tháng 1.
Mặn xâm nhập trên sông Hậu cũng sẽ đến nhanh và có nhiều biến động bất thường, ranh mặn 4‰ của cả mùa khô có khả năng đến địa bàn huyện Trà Ôn, do đó cần quan trắc theo dõi thường xuyên đề phòng ngừa và tận dụng cơ hội lấy nước ngọt.
LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin