Đánh giá của nhiều đại biểu tại hội thảo quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Nam được tổ chức ở TP Cần Thơ mới đây cho thấy, mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay của khu vực ĐBSCL còn thấp, cần phải có giải pháp giải quyết điểm nghẽn này.
Đánh giá của nhiều đại biểu tại hội thảo quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Nam được tổ chức ở TP Cần Thơ mới đây cho thấy, mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay của khu vực ĐBSCL còn thấp, cần phải có giải pháp giải quyết điểm nghẽn này.
Theo báo cáo tóm tắt Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) về quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Nam, sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, coi đây là trục xương sống của quốc gia.
Theo đó, định hướng đến năm 2030, khu vực phía Nam sẽ có gần 1.000km, trong đó giai đoạn 2021- 2025 là 670km, với tổng mức đầu tư khoảng 104.866 tỷ đồng; giai đoạn 2026- 2030 thêm 300km, mức đầu tư dự kiến khoảng 58.761 tỷ. Riêng ĐBSCL có tuyến Cần Thơ- Cà Mau chiều dài 150km, Châu Đốc (An Giang)- Cần Thơ- Sóc Trăng có chiều dài 64km, Hồng Ngự (Đồng Tháp)- Trà Vinh có chiều dài 30km…
Về hệ thống quốc lộ sẽ tập trung nâng cấp mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông; ưu tiên đầu tư các tuyến QL60, 62, đường Nam sông Hậu, QL91C, QL54… với tổng chiều dài hơn 430km, quy mô quy hoạch tối thiểu cấp III, 2- 4 làn xe, một số tuyến có lưu lượng vận tải lớn quy mô cấp III, 4- 6 làn xe.
Việc quy hoạch hoàn thiện các hệ thống cao tốc, quốc lộ nhằm tạo kết nối liên kết vùng, khu vực, tỉnh, sẽ góp phần rất lớn vào thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin