Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

01:10, 30/10/2020

Ngày 30/10/2020, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- Phân hiệu Vĩnh Long tổ chức hội thảo khoa học "Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL".

 

Hội thảo khoa học
Hội thảo khoa học "Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL" được tổ chức tại phân hiệu của Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh ở Vĩnh Long.

Ngày 30/10/2020, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- Phân hiệu Vĩnh Long tổ chức hội thảo khoa học "Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL".

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày và thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa và cây trồng ở ĐBSCL, thích ứng với môi trường nhiễm mặn và lũ lụt tại ĐBSCL, thực trạng biến đổi khí hậu tác động đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Vĩnh Long, các chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liệt đánh giá: Khu vực ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên, đặc biệt là biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân.

Riêng tại tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua và nhất là trong năm qua cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng khá lớn đến diện tích đất trồng cây ăn trái vả nuôi trồng thủy sản,.. Thực tế đó đòi hỏi có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, các giải pháp.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Theo đánh giá, ĐBSCL là khu vực có nguy cơ ngập rất cao. Nếu mực nước biển dâng 100cm sẽ có khoảng 38,9% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%), Cà Mau (57,69%).

Tin, ảnh: HUYỀN LY

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh