Hãy hành động để giảm thiểu rác thải nhựa

12:09, 16/09/2020

Theo thống kê chưa đầy đủ, lượng chất thải sinh hoạt ở các đô thị cả nước phát sinh là 38.000 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85% (con số này ở nông thôn là 32.000 tấn/ngày và thu gom khoảng 55%). Phương án xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp (70%).

Theo thống kê chưa đầy đủ, lượng chất thải sinh hoạt ở các đô thị cả nước phát sinh là 38.000 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85% (con số này ở nông thôn là 32.000 tấn/ngày và thu gom khoảng 55%). Phương án xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp (70%).

Tại Vĩnh Long, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt từ 80- 90%. Năm 2019, TX Bình Minh đã mạnh dạn thí điểm phân loại rác tại nguồn nhằm tạo ý thức, thói quen phân loại rác cho người dân.

Cùng với TX Bình Minh, các hoạt động hướng đến giảm thiểu rác thải nhựa trong tỉnh ngày càng lan tỏa, đặc biệt trong lực lượng Đoàn thanh niên các cấp như: đổi rác thải lấy cây xanh,…

Việc giảm thiểu, tái chế rác thải nhựa cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực nên ngày càng lan tỏa ở nhiều tỉnh- thành khác trên cả nước. Sau hơn 1 tháng triển khai hoạt động thu đổi rác tái chế lấy quà tặng, Công ty TNHH 1TV Môi trường đô thị Hà Nội (TP Hà Nội) đã thu gom được trên 6,8 tấn rác các loại.

Trong khi đó, khoảng 2 tuần được triển khai, chương trình mang chai nhựa đổi gạo (1kg nhựa đổi lấy một phần quà gồm 1kg gạo, dầu ăn, muối) tại Quận 1 (TP Hồ Chí Minh) đã mang hơn 1 tấn gạo đến với người dân.

Các chuyên gia về môi trường cho rằng, nếu thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích như: góp phần làm giảm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Trong khi lượng chất thải sinh hoạt ở các đô thị phát sinh thường cao hơn so với nông thôn thì các đô thị cần hành động tích cực hơn nữa, đặc biệt trong giảm thiểu rác thải nhựa.

SÔNG HẬU

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh