Vũng Liêm: Xâm nhập mặn gây thiệt hại dai dẳng

05:08, 16/08/2020

Mùa khô năm 2020 đã kết thúc vào cuối tháng 5, từ đó đến nay, độ mặn sông, rạch trong huyện ở mức thấp, nhiều cơn mưa lớn đã xuất hiện tưởng chừng như "giải cứu" cho những nơi bị hạn, xâm nhập mặn... nhưng thiệt hại do xâm nhập mặn vẫn còn kéo dài, gây tổn thất đáng kể về sản xuất nông nghiệp cho các xã nằm ven sông Cổ Chiên và ở cù lao Dài.

Mùa khô năm 2020 đã kết thúc vào cuối tháng 5, từ đó đến nay, độ mặn sông, rạch trong huyện ở mức thấp, nhiều cơn mưa lớn đã xuất hiện tưởng chừng như “giải cứu” cho những nơi bị hạn, xâm nhập mặn... nhưng thiệt hại do xâm nhập mặn vẫn còn kéo dài, gây tổn thất đáng kể về sản xuất nông nghiệp cho các xã nằm ven sông Cổ Chiên và ở cù lao Dài.

Đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất là cây trồng (lúa, cây ăn trái), nhiều nhà vườn đã đốn bỏ gần như hoàn toàn vườn sầu riêng lâu năm có giá trị cao.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp- PTNT, nếu như vào đầu tháng 6, toàn huyện có 838,5ha cây trồng bị nhiễm mặn (trong đó: lúa Đông Xuân và Hè Thu là 299,5ha, cây ăn trái là 539ha), ước thiệt hại 32,7 tỷ đồng. Phần lớn số cây trồng bị thiệt hại nhẹ.

Tuy nhiên đến ngày 17/7, số diện tích cây trồng bị nhiễm mặn đã là 959,3ha, tỷ lệ thiệt hại càng cao hơn. Cụ thể: lúa bị nhiễm mặn là 416,3ha (trong đó: lúa Hè Thu sớm bị thiệt hại nặng đến rất nặng là 144,5ha; 116,8ha lúa Hè Thu chính vụ chết ở giai đoạn mạ), cây ăn trái (sầu riêng) bị nhiễm mặn là 543ha (đáng kể nhất có 268ha bị thiệt hại hoàn toàn, 142ha bị thiệt hại rất nặng), ước thiệt hại 177,5 tỷ đồng.

Huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp- PTNT phối hợp với các xã bị thiệt hại hướng dẫn nông dân tích cực thực hiện các biện pháp có thể được nhằm cứu vãn cho cây trồng phục hồi sau khi bị nhiễm mặn; đồng thời tổ chức khuyến cáo, vận động nông dân chuyển đổi cây trồng tại những nơi bị thiệt hại hoàn toàn và tổ chức rà soát, thống kê, hỗ trợ hộ bị thiệt hại theo đúng quy định.

MỸ TRUNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh