Qua thống kê, đánh giá thiệt hại, mới đây, ngành chuyên môn ghi nhận nhiều diện tích cây trồng tiếp tục thiệt hại do xâm nhập mặn với 117,37ha vườn cây ăn trái, 1.500 cây ươm giống sầu riêng và 116,8ha lúa Hè Thu chính vụ chết giai đoạn mạ.
Qua thống kê, đánh giá thiệt hại, mới đây, ngành chuyên môn ghi nhận nhiều diện tích cây trồng tiếp tục thiệt hại do xâm nhập mặn với 117,37ha vườn cây ăn trái, 1.500 cây ươm giống sầu riêng và 116,8ha lúa Hè Thu chính vụ chết giai đoạn mạ.
Cụ thể, tại huyện Long Hồ có thêm 3 công chôm chôm bị thiệt hại, trong đó 2,5 công thiệt hại từ 30- 70% và 0,5 công thiệt hại trên 70%, cùng với 1.500 cây ươm giống sầu riêng thiệt hại trên 70%.
Còn tại huyện Vũng liêm, trong tổng số 117,07ha sầu riêng thiệt hại do mặn vừa ghi nhận mới ở xã Quới Thiện thì có trên 70ha thiệt hại trên 70% và 47ha thiệt hại từ 50- 70%.
Cũng tại huyện này, 539ha sầu riêng thiệt hại do mặn đã được thống kê trước đây, với mức thiệt hại dưới 30% thì nay tỷ lệ này tiếp tục tăng lên. Theo đó, 264ha thiệt hại trên 70%, 165ha thiệt hại từ 50- 70% và 110ha thiệt hại từ 30- 50%.
Bên cạnh đó, 116,8ha lúa Hè Thu chính vụ ở xã Trung Thành (Vũng Liêm) cũng bị chết do nhiễm mặn khi lúa ở giai đoạn mạ, trong đó 69,9ha thiệt hại trên 70% và 19,9ha thiệt hại từ 50- 70%.
Ước thiệt hại do mặn trong tháng 7 là trên 202 tỷ đồng. Đến nay, tổng diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại do hạn, mặn toàn tỉnh là trên 19.712ha, trong đó có trên 2.233ha cây trồng bị nhiễm mặn, ước tổng thiệt hại trên 314 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, nguyên nhân gây thiệt hại dai dẳng do đất bị nhiễm mặn khó cải tạo, độ mặn còn tồn lưu trong đất khó rửa trôi.
Trong lúc độ mặn trong mương vườn còn cao, nhiều nhà vườn không kiểm tra kỹ độ mặn nên vẫn tưới bằng nguồn nước nhiễm mặn. Cộng với việc tưới lâu ngày, nắng nóng bốc thoát hơi nước làm độ mặn trong đất tích lũy tăng dần nên mặn tiếp tục gây thiệt hại lên cây trồng.
LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin