
Qua khảo sát của Cục Thống kê Vĩnh Long về đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến tình hình sản xuất kinh doanh của 613 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, có tới 86,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang phải chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Qua khảo sát của Cục Thống kê Vĩnh Long về đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến tình hình sản xuất kinh doanh của 613 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, có tới 86,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang phải chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Về quy mô, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động từ dịch COVID-19 càng cao.
Điều này có thể lý giải, các doanh nghiệp có quy lớn thường là những doanh nghiệp có chuỗi giá trị liên kết trong nước và quốc tế chặt chẽ, rộng hơn nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ nên chịu tác động lan tỏa nhiều hơn khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn cầu.
Về loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI là đối tượng đang chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 nhất, với 92,86%; tỷ lệ này đối với nhóm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước lần lượt là 86,3% và 86,01%.
Về khu vực kinh tế, tại thời điểm hiện nay, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ đang chịu nhiều tác động nhất từ dịch COVID-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 89,37% và 84,57%; trong khi khu vực nông- lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,8% (tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp khu vực này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong toàn bộ doanh nghiệp).
Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 cao, như: ngành sản xuất trang phục, giày da, ngành dịch vụ lưu trú 100%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm 94,12%; các ngành khác có tỷ lệ trên 70%.
Về địa bàn, TP Vĩnh long là địa bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch COVID-19 với tỷ lệ 90,66% do có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ, lưu trú, ăn uống; kế đến là huyện Long Hồ và TX Bình Minh, tỷ lệ lần lượt là 83% và 81% do có nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa; các huyện còn lại có tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh chiếm từ 60-70%.
Qua điều tra công nghiệp hàng tháng của ngành thống kê thì chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 7 tháng qua đã giảm 4,15% so cùng kỳ. Trong 21 ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì có đến 16 ngành có chỉ số sản xuất giảm.
Đáng chú ý những ngành chủ lực chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất và sử dụng nhiều lao động như dệt may giảm 12,31%; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ giảm 12,88%, sản xuất thực phẩm giảm 7,87%; sản xuất đồ uống giảm 29,98%...
HUỲNH NGHĨA
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin