Lễ tổng kết, trao giải Báo chí Quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 21/6 tại Nhà hát lớn Hà Nội. 103 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh, trong đó có 9 giải A, 21 giải B, 41 giải C, 32 giải Khuyến khích.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi thông tin tại cuộc họp báo |
Lễ tổng kết, trao giải Báo chí Quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 21/6 tại Nhà hát lớn Hà Nội. 103 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh, trong đó có 9 giải A, 21 giải B, 41 giải C, 32 giải Khuyến khích.
Thông tin tại cuộc họp báo, đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc Gia năm 2019 cho biết: Lễ tổng kết, trao giải Báo chí Quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 21/6 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
103 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh, trong đó có 9 giải A, 21 giải B, 41 giải C, 32 giải Khuyến khích.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc Gia năm 2019 cho biết: Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia năm nay đã chấm 140 tác phẩm thuộc 11 loại giải báo chí, được lựa chọn từ 1.602 tác phẩm đủ điều kiện tham gia vòng sơ khảo.
Tham dự Giải năm nay có hơn 110 đơn vị cấp hội và 230 cộng tác viên, tham dự 11 loại giải. Trong đó, có 52 đơn vị Liên chi hội và Chi hội trực thuộc; 59/63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố tham dự. Điều này cho thấy các cấp Hội và hội viên trong cả nước đã ngày càng thật sự quan tâm đến giải
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết, các tác phẩm tham dự Giải phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2019. Trọng tâm là tuyên truyền, phản ánh kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết 04 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ trong năm 2019; hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong năm 2019…
Cùng với đó, các vấn đề xử lý cán bộ sai phạm, sai phạm trong công tác quản lý đất đai, quản lý giáo dục, nạn "tín dụng đen"; những đề tài truyền thống lịch sử, văn hóa, an ninh, quốc phòng; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; những vấn đề mới, như xây dựng đô thị thông minh, Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động của cuộc sống...
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, các tác phẩm được chọn vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung, hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội. Nhiều tác phẩm được thể hiện bài bản, công phu, chuyên nghiệp, mang tính phát hiện, tích cực phản biện tốt, đi đến tận cùng vấn đề, có hiệu quả xã hội mạnh mẽ, tích cực và có sức ảnh hưởng lan toả cao...
Tuy nhiên, các tác phẩm báo tham dự giải chưa có nhiều sáng tạo, đột phá, nhóm bình luận còn thiếu dấu ấn, một số bài chuyên sâu chưa sâu, tính chuyên luận chưa cao; thể loại ký báo chí còn ít...
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, 14 năm qua, trong số các tác phẩm đoạt giải chưa có tác phẩm nào thật sự nổi trội để trao giải Đặc biệt.
Những tác phẩm muốn đoạt được giải Đặc biệt của Giải Báo chí quốc gia theo đồng chí Hồ Quang Lợi cần đạt được những tiêu chí: Phải có tính phát hiện; truyền tỏa được những thông điệp quan trọng ra cuộc sống. Đồng thời, tác phẩm đó phải đạt nội dung tốt, đạt các yêu cầu về hình thức thể hiện. Tác phẩm còn phải khẳng định, tôn vinh cái tốt; có tính chiến đấu cao trong việc phê phán những yếu tố tiêu cực.
“Một tác phẩm báo chí để trở thành giải đặc biệt phải có độ lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, để không chỉ các nhà báo thừa nhận đó là tác phẩm hay, có đóng góp vào trong đời sống, còn để công chúng thừa nhận đây là tác phẩm tốt, có ảnh hưởng tích cực, nhằm bảo vệ những giá trị tốt đẹp, chống lại những yếu tố không tốt, cản trở, xấu, hại trong xã hội”, đồng chí Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ buổi họp báo, Ban tổ chức đã giới thiệu về chương trình khai trương trưng bày Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào ngày 19/6.
Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Dự án sưu tầm tài liệu, hiện vật đã sưu tầm được hơn 20.000 hiện vật, tài liệu, trong đó, có hơn 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm, phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam. Các không gian trưng bày của Bảo tàng được bố trí trên diện tích gần 1.500m2.
Nhân dịp này, Bảo tàng Báo chí Việt Nam và 2 cơ sở đào tạo báo chí lớn là Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn), Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ký kết Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm phối hợp trong việc đào tạo, trao đổi học thuật cũng như thực tiễn hoạt động nghiệp vụ báo chí, hỗ trợ lẫn nhau về giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác khác./.
Theo Minh Chính/ĐCSVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin