Nền kinh tế như "lò xo nén lại", nay đang chờ bật lên

02:05, 09/05/2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp:"Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế" vào sáng 9/5/2020 theo hình thức trực tuyến tại 96 điểm cầu trên toàn quốc và truyền hình trực tiếp. \

Các lệnh giãn cách được nới lỏng, nhịp đập xã hội dần trở lại bình thường, nền kinh tế như “lò xo nén lại” và nay đang chờ bật lên.

 Tại điểm cầu Vĩnh Long, đồng chí Trần Văn Rón- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí lành đạo tỉnh tham dự hội nghị.
Tại điểm cầu Vĩnh Long, đồng chí Trần Văn Rón- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí lành đạo tỉnh tham dự hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp:“Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” vào sáng 9/5/2020 theo hình thức trực tuyến tại 96 điểm cầu trên toàn quốc và truyền hình trực tiếp.

Khoảng 6.000 đại biểu tại các điểm cầu và truyền hình trực tiếp dự kiến khoảng 800.000 doanh nghiệp cùng trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi sự kiện này.

Tinh thần chống trì trệ như chống dịch

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là “hội nghị triệu người nghe”, khi được truyền hình trực tiếp.

Thủ tướng nhắc lại các thời khắc hào hùng tháng 5 trong quá khứ như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thống nhất đất nước năm 1975, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, và cho rằng lúc này cũng là thời khắc của lịch sử. Hiếm có một biến cố y tế nào tác động hầu hết quốc gia, vượt xa các đại dịch khác trong lịch sử.

Đã có gần 4 triệu người nhiễm, 300.000 người đã chết và các con số chưa dừng lại. Dịch bệnh đã tác động đến mọi mặt kinh tế, từ cung- cầu, sản xuất- tiêu dùng, nội- ngoại thương, hàng không- du lịch, dầu mỏ đến ôtô, nước phát triển- nước đang phát triển…

Kinh tế nhiều nước suy thoái và có thể kéo dài. Nhiều tổ chức dự báo kinh tế toàn thế giới xấu đi trong năm nay. Tuy nhiên, Việt Nam đang theo đuổi chiến lược mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì hoạt động kinh tế, đi kèm cải cách và cơ cấu, để “ngọn lửa tăng trưởng sớm bùng lên” khi dịch được kiểm soát tốt.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đang có triển vọng tăng trưởng cao nhất ASEAN khi đến nay cơ bản đẩy lùi COVID-19- đó là điều quan trọng. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích lũy được nguồn lực sau những năm tăng trưởng gần đây. Điều này có nghĩa là Việt Nam k867hông quá phụ thuộc vào bên ngoài, nội lực vẫn rất lớn. Nhiều tín hiệu thị trường đang rất triển vọng như trái phiếu, chứng khoán….

“Hội nghị được tổ chức rất khác so với các lần trước, thể hiện tinh thần yêu nước. Mà yêu nước thì phải hành động”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lúc này, các doanh nghiệp không bàn lùi, than nghèo, kể khổ, cần nêu ra trở ngại lớn cả ngành; tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đầu tăng trưởng GDP năm nay trên 5%, không thấp như IMF dự báo chỉ 2,7%.

Các doanh nghiệp cần cùng nhau sẻ chia, đóng góp cho bản thân doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, tinh thần này phải được lan tỏa, phải có kết quả cụ thể.

“Hội nghị sẽ không có nói suông, không nói rồi để đó, phải gỡ khó cho doanh nghiệp”- Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải “xắn tay áo”, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp. Phải có chính sách tăng tốc, chính sách đòn bẩy và tinh thần chống trì trệ như chống dịch.

Khó khăn hai phải cố gắng ba

Báo cáo của Bộ Kế hoạch- Đầu tư, ảnh hưởng dịch bệnh COVID- 19 suốt 3 tháng qua nhiều ngành rơi vào tình trạng “ngủ đông” và đối mặt với “khó khăn kép”. Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện vào tháng 4 vừa qua (từ ngày 10- 22/4/2020) cho thấy: Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID- 19.

Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 càng cao. Gần 58% số doanh nghiệp bị giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp  không xuất khẩu được hàng hóa lên tới 56,9%, trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa không xuất khẩu được hàng hóa chiếm 46,2%; tỷ lệ này thấp hơn ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với tỷ lệ lần lượt là 40,7% và 28%.

Theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI là đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ thị trường tiêu thụ đầu ra, với 61,2% doanh nghiệp và có đến 53,8% doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu không xuất khẩu được hàng hóa. Doanh thu quý I/2020 của các doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 74,1% so với cùng kỳ và dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 sẽ tiếp tục giảm xuống còn gần 70% cùng kỳ năm 2019.

Tương tự tại Vĩnh Long, theo báo cáo chỉ số toàn ngành công nghiệp tháng 4/2020 giảm 6,72% so với tháng trước và giảm 1,05% so cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 3.413 tỷ đồng, giảm 25,13% so tháng trước.

Có nhiều mặt hàng tạm ngưng xuất khẩu sang thị trường lớn như EU, Mỹ…làm cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giảm mạnh. Ước tháng 4 ước đạt 36 triệu USD, giảm 20,6% so tháng trước và giảm 19,34% so cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 160,6 triệu USD, giảm 1,99% so cùng kỳ. Nhập khẩu trong tháng ước 16,5 triệu USD, giảm 27,89% so tháng trước và giảm 10,14% so cùng kỳ.

Trong 4 tháng có 6 doanh nghiệp giải thể và 12 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Lũy kế từ đầu năm đến nay có 23 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, tăng 3 doanh nghiệp so cùng kỳ, 74 lượt doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 5 doanh nghiệp so cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu xét riêng do tác động của dịch COVID- 19 thì số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đến 24 doanh nghiệp.

Trong tháng qua, chỉ có 1 dự án đầu tư trong nước được cấp phép mới, không có dự án FDI. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm dừng sản xuất nên người lao động tạm thời nghỉ việc.

Có trường hợp doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc nên người lao động mất việc làm. Qua khảo sát của ngành lao động, cho thấy có 971 lao động bị mất việc, 891 lao động tạm nghỉ chờ việc và 891 lao động bị giảm lương.

Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương lắng nghe ý kiến của đại biểu, nhà đầu tư, để tới đây Chính phủ có nghị quyết tốt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; quan tâm người lao động yếu thế, “không được đổ qua đổ lại”, chậm và làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp...Chủ tịch UBND các tỉnh- thành, các bộ6 trưởng phải xử lý nhanh kiến nghị.

Doanh nghiệp giữ lao động, thị trường và phát triển thị trường tái cơ cấu cho phù hợp trong thời gian tới. “Lửa thử vàng gian nan thử sức, khó khăn hai phải cố gắng ba, nhất là COVID-19 vẫn còn”- Thủ tướng còn yêu cầu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam gắn với niềm tự hào dân tộc, cùng đoàn kết, vượt qua. “COVID-19 là đại dịch, nhưng là cơ hội phát triển nếu biết tổ chức kinh doanh tốt, hợp tác tốt” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Bài, ảnh: HOÀNG MINH

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh