Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần.
Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần.
Xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long giảm dần |
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, sau giảm dần.
Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài, việc tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập sẽ làm cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.
Từ ngày 16-20/4, xu thế xâm nhập mặn tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất thời kỳ này ở mức thấp hơn từ ngày 11-15/4, riêng một số trạm ở Long An mức cao hơn. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL cấp độ 1-2.
Chiều sâu ranh mặn 1 g/l khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 120-155 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 65-80 km; sông Hàm Luông 80-85 km; sông Cổ Chiên, sông Hậu 50-60 kmm; sông Cái Lớn 58-63 km.
Chiều sâu ranh mặn 4 g/l khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 90-127 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 50-60 km; sông Hàm Luông 65-78 km; sông Cổ Chiên, sông Hậu 35-45 km; sông Cái Lớn 55-60 km.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 21-25/4 ở cửa sông Cửu Long ít biến đổi trong 1-2 ngày đầu, sau giảm; xâm nhập mặn trên sông Cái Lớn tăng chậm. Các địa phương vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi triều thấp.
Ô nhiễm vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu được cải thiện tại dòng chính sông Nhuệ |
Ô nhiễm tiếp diễn trên các điểm nóng về môi trường
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã thực hiện quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường quốc gia đợt 1/2020 đối với môi trường nước. Quan trắc mang tính liên vùng, liên tỉnh, tại các điểm nóng, đặc thù và nhạy cảm về môi trường tại 28 tỉnh, thành phố phía Bắc, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kết quả tính toán giá trị thông số chất lượng nước WQI trên lưu vực sông khu vực phía Bắc khá tốt. Trong số 185 điểm quan trắc có đến 70% các điểm quan trắc có giá trị WQI đạt mức rất tốt đến tốt, 18% ở mức trung bình và 12% số điểm quan trắc có giá trị WQI mức kém, xấu.
Các điểm có giá trị WQI ở mức xấu tập trung trên các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như đoạn sông Nhuệ chảy qua địa phận Hà Nội, các sông nội thành Hà Nội trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy; đoạn sông Ngũ Huyện Khuê; đoạn suối Loàng, cầu Bóng Tối trên lưu vực sông Cầu do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội, Thái Nguyên và nước thải làng nghề (Bắc Ninh) chưa qua xử lý, xả thải ra lưu vực sông.
Với lưu vực sông Cầu, ô nhiễm xuất hiện chính trên sông Ngũ Huyện Khê, tại điểm quan trắc Cầu Đào Xá. Nguyên nhân do tiếp nhận nước thải làng nghề giấy Phong Khê (Bắc Ninh), ở mức cao gấp 9 lần so với quy chuẩn Việt Nam. Suối Bóng Tối cũng thường xuyên bị ô nhiễm do nước thải từ các khu dân cư thành phố Thái Nguyên, ở mức cao gấp 31 lần quy chuẩn Việt Nam.
Tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy, ô nhiễm vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu được cải thiện tại dòng chính sông Nhuệ và các đoạn sông nội thành Hà Nội. Giá trị các thông số cao gấp 5-6 lần so với quy chuẩn Việt Nam. Chất lượng nước sông Đáy tốt hơn so với sông Nhuệ.
Trên các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Mã-Chu, Cả La (sông Lam, sông La) môi trường nước sông khá sạch, nước sông sử dụng được cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang khẩn trương rà soát, kiểm tra xả nước thải của các cơ sở sản xuất tại làng nghề Phong Khê và cụm công nghiệp Phú Lâm xả ra sông Ngũ Huyện Khê; kiểm soát và điều chỉnh chế độ vận hành điều tiết nước cống tiêu Đặng Xá - nơi thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu một cách hợp lý.
Theo Chinhphu.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin