Cho nhà phố... mát rượi

02:04, 29/04/2020

Thời tiết nắng nóng, ra phố hầm hập mà về nhà chưa chắc mát hơn. Nếu tường phía tây, mái lợp tôn, cửa sổ hay vách kính bao quanh thì hiệu ứng nhà kính càng cao... Vậy làm thế nào cho phố mát, nhà mát? 

Thời tiết nắng nóng, ra phố hầm hập mà về nhà chưa chắc mát hơn. Nếu tường phía tây, mái lợp tôn, cửa sổ hay vách kính bao quanh thì hiệu ứng nhà kính càng cao... Vậy làm thế nào cho phố mát, nhà mát?

Tường xanh, mái xanh là giải pháp giảm nóng hiệu quả, ít ảnh hưởng đến “phần cứng” của công trình mà giới kiến trúc sư khuyến cáo nên áp dụng.

Cụ thể, khống chế tỷ lệ xây dựng, trả lại đất tự nhiên, quy định khu hành chính, thương mại, hay văn phòng phải đảm bảo mật độ cây xanh, giảm thiểu bề mặt kính bao phủ các tòa nhà để giảm tích nhiệt bên ngoài. Bên cạnh, cây xanh- mặt nước là giải pháp hữu hiệu để chống nóng.

Cần chọn cây có tán lớn, tạo bóng mát, ít rụng lá; lưu ý đến giữ nguồn nước trong lành, tránh nước tù đọng gây ô nhiễm. Đồng thời, cần chọn vật liệu cách nhiệt, cách âm hay thân thiện với môi trường.

Đa số các loại vật liệu xanh như gạch không nung, tấm lợp sinh thái… đều có khả năng cách nhiệt khá cao hoặc như gạch tàu, gạch houdis có thể chống nóng hiệu quả. Trong khi đó, vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ nhân tạo, tre, lá… không gây bức xạ nhiệt mà còn giúp làm bớt nóng.

Cuối cùng là “giải pháp cơ khí” như máy lạnh, quạt máy, phun sương- khi các giải pháp tự nhiên về vật liệu và môi trường không có điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên, cần chú ý vị trí, cách thức phù hợp và tiết kiệm năng lượng tối đa.

Cái nóng không chỉ ở tầm vĩ mô với công tác quy hoạch và quản lý đô thị mà còn phát sinh ở từng nhà do thiết kế kiến trúc, xây dựng... Do đó, cần có cái nhìn đầy đủ để chọn giải pháp giảm nóng hiệu quả.

SÔNG HẬU

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh