Điều này diễn ra khá phổ biến tại nhiều tỉnh- thành ĐBSCL những năm gần đây, trong đó có Vĩnh Long. Và trong vụ lúa Đông Xuân này, tại nhiều nơi trong tỉnh sau khi thu hoạch lúa thì lớp đất mặt ruộng được tiếp tục cào xới lên để bán.
Điều này diễn ra khá phổ biến tại nhiều tỉnh- thành ĐBSCL những năm gần đây, trong đó có Vĩnh Long. Và trong vụ lúa Đông Xuân này, tại nhiều nơi trong tỉnh sau khi thu hoạch lúa thì lớp đất mặt ruộng được tiếp tục cào xới lên để bán.
Trung bình mỗi công ruộng, lớp đất mặt được người dân bán giá từ 700.000- 800.000đ. Tùy vào mục đích sử dụng mà người mua lấy lớp đất mặt sâu hay cạn. Người mua sẽ tự điều xe tới xới đất rồi thuê nhân công xúc vô bao vận chuyển đi nơi khác bán lại. Trung bình mỗi ngày, một người có thể xúc được từ 100- 120 bao đất với tiền công 2.000 đ/bao, thu nhập vài trăm ngàn đồng/ngày.
Theo lý giải của nhiều nông dân, việc bán đất mặt ruộng không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn “giải phóng” vùng đất gò cao để những vụ lúa sau dễ dẫn nước vào ruộng canh tác. Song, họ không hề biết những hệ lụy cho đất về sau.
Điều này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT- Nguyễn Văn Liêm từng cảnh báo, việc nông dân vẫn bán đất mặt ruộng sẽ trực tiếp hủy hoại nguồn tài nguyên đất. Lớp đất mặt ruộng lấy đi thì vụ lúa tiếp theo phải bồi bổ thêm lượng lớn phân hữu cơ. Và phải mất vài năm về sau đất mới có thể phục hồi lại được, song năng suất lúa chưa chắc đảm bảo.
NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin