Đề xuất giải pháp ứng phó hạn, mặn cho cây trồng và vật nuôi tại ĐBSCL

09:02, 21/02/2020

Ngày 20/2/2020, Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) tổ chức hội thảo- tọa đàm "Giải pháp ứng phó hạn, mặn cho cây trồng và vật nuôi vùng ĐBSCL". 

Ngày 20/2/2020, Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) tổ chức hội thảo- tọa đàm “Giải pháp ứng phó hạn, mặn cho cây trồng và vật nuôi vùng ĐBSCL”. 

Tại hội thảo, bên cạnh đề cập các thách thức, đánh giá tình hình hạn, mặn tại vùng ĐBSCL, các nhà khoa học đề xuất nhiều giải pháp- chiến lược ứng phó, thích ứng cho cây trồng và vật nuôi.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đo mặn tại cống Nàng Âm.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đo mặn tại cống Nàng Âm.

Theo GS. TS Nguyễn Bảo Vệ, cần biết mặn gây tổn thương cho cây trồng như thế nào để tìm ra biện pháp hạn chế tác hại như: giúp cây trồng lấy được nước ngọt, hấp thụ dưỡng chất, chống chịu ngộ độc mặn.

Đối với vụ lúa Hè Thu, cần thực hiện nghiêm khuyến cáo của địa phương về thời điểm xuống giống, sử dụng giống chịu mặn và có các bước kỹ thuật chuẩn bị đất. Đối với cây ăn trái, liếp vườn ở những vùng đất nhiễm mặn phải rộng và trồng cách xa bờ mương, với giống chịu mặn giỏi cũng không nên đưa nước mặn vô vườn.

Còn theo GS. TS. Nguyễn Văn Thu, tác động của hạn mặn đối với ngành chăn nuôi phụ thuộc vào loại hình chăn nuôi (chăn nuôi công nghiệp ảnh hưởng ít hơn so với chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ).

Tuy nhiên, với những kinh nghiệm phát triển công nghệ về nền nông nghiệp muối (Saline Agriculture) của thế giới và Việt Nam, có thể nghiên cứu và phát triển các mô hình chăn nuôi hiệu quả để thích ứng.

Tin, ảnh: TUYẾT HIỀN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh