Nghị định 100 đang được đánh giá là liều thuốc mạnh để trị căn bệnh nhờn luật, khi vấn nạn tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia ngày càng tăng.
Nghị định 100 đang được đánh giá là liều thuốc mạnh để trị căn bệnh nhờn luật, khi vấn nạn tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia ngày càng tăng.
Mỗi ngày có khoảng 500 lái xe bị xử lý vi phạm nồng độ cồn, lái xe đã biết sợ. |
Sau hơn một tuần lực lượng chức năng cả nước ra quân xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 100 của Chính phủ trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia, kết quả kết quả thu lại đã tạo tính răn đe rất tốt. Các lái xe đã biết “sợ” Luật, nghiêm chỉnh chấp hành “đã lái xe thì không uống rượu bia”.
Nhiều nơi ở vùng cao như Sơn La, Lai Châu, Lào, Cai, Yên Bái, Hà Giang...việc uống rượu bia được coi là nét văn hóa, tưởng khó có thể thay đổi được thì cũng đã phải “cúi chào” Nghị định 100.
12 ngày Hà Nội xử lý 359 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Theo thống kê từ ngày 1/1/2020 đến ngày 12/1/2020, thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đã xử lý 52.671 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ 152 ô tô, 1.777 mô tô, 11.706 bộ giấy tờ, tước quyền sử dụng GPLX 2.374 trường hợp.
Trong đó, các hành vi tập trung vào những lỗi như: Vượt đèn đỏ 4.711 trường hợp; dừng, đỗ sai quy định 4.472 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm 32.609 trường hợp; sử dụng rượu, bia 359 trường hợp.
Thiếu tá Đại úy Đào Việt Long, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho rằng, quy định này như một thông điệp để định hướng giúp người dân tự nhận thức và thay đổi hành vi của mình.
Thiếu tá Đào Việt Long bày tỏ tin rằng, những quy định của Luật sẽ thay đổi nhận thức, hành vi của người Việt Nam trong vấn đề sử dụng rượu bia, đồng thời khẳng định quyết tâm của CSGT Công an Hà Nội trong tổ chức thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ.
“Đối với các trường hợp vi phạm không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn thì lực lượng CSGT Hà Nội sẽ nhắc nhở, giải thích để người vi phạm tự giác chấp hành. Việc yêu cầu sẽ mềm mỏng, linh hoạt, tránh gây căng thẳng nhưng vẫn phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không để xảy ra các vụ việc chống người thi hành công vụ. Nếu người vi phạm cố tình không chấp hành có hành vi lăng mạ, chống đối sẽ được hỗ trợ kịp thời, lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật”.
Theo lãnh đạo Phòng CSGT, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tổ chức khảo sát nắm tình hình tuyến địa bàn, khu vực quán bar, vũ trường, nhà hàng, quán ăn... để bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn dến ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT). Khi phát hiện các trường hợp vi phạm kiên quyết xử lý nghiêm đặc biệt là các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến TNGT.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT đặc biệt là Luật Phòng chống tác hại của rượu bia; việc nghiêm cấm sử dụng rượu bia trước và trong khi tham gia giao thông; nguyên nhân các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, TNGT liên quan đến vi phạm nồng độ cồn.
Bia rượu là hậu quả dẫn đến tai nạn giao thông, làm dư luận bức xúc
Theo Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tuyên truyền Giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, sau 1 tuần áp dụng Nghị định 100, CSGT toàn quốc đã kiểm tra gần 26.000 trường hợp lái xe vi phạm an toàn giao thông, phạt hơn 23 tỷ đồng, tước gần 3.600 giấy phép lái xe; riêng xử lý vi phạm nồng độ cồn là trên 2.800 trường hợp, trung bình mỗi ngày trên cả nước có gần 500 trường hợp vi phạm bị xử lý.
“Cục CSGT đã có điện chỉ đạo tới các phòng CSGT phải tăng cường kiểm soát nồng độ cồn và trong quá trình kiểm soát sẽ tăng cường lực lượng để đề phòng chống đối, nếu có chống đối sẽ xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật”, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật cho biết.
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật cho biết, bên cạnh việc xử lý vi phạm nồng độ cồn trên đường bộ thì lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý cả trên đường đường sắt, đường thủy. Nghiêm túc thực thi Nghị định 100 của Chính phủ để xử lý nghiêm tình trạng uống rượu bia lái xe.
“Ở đây là thực hiện luật phòng chống tác hại rượu bia, đường bộ đang làm quyết liệt rồi, đường sắt sẽ là kiểm tra tất cả nhân viên điều độ, nhân viên đi tàu, gác chắn. Còn với đường thủy thì kiểm tra tất cả người điều khiên phương tiện đường thủy nội địa...”, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật khẳng định.
Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ Công An cho rằng, bia, rượu là hậu quả dẫn đến tai nạn giao thông, làm dư luận xã hội bức xúc, và để lại những hậu quả rất nặng nề.
“Ở nước ta, nhiều người uống rượu bia nhưng vẫn lái xe tham gia giao thông mà không hề nghĩ đến hậu quả, không quan tâm đến sự an toàn của bản thân và mọi người”, Thượng tá Nhật nói.
Theo ông Nhật, hậu quả đã có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, làm dư luận xã hội bức xúc,để lại những hậu quả rất nặng nề.
Văn hóa rượu bia đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của người Việt, từ chuyện vui, buồn, đến hiếu hỉ, nhiều người đều sử dụng rượu bia, các nước đều có những ràng buộc nhất định trong việc tiếp cận rượu bia của người dân, từ thuế, phí, hạn chế độ tuổi…
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tuyên truyền Giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an cho rằng, bia, rượu là hậu quả dẫn đến tai nạn giao thông, làm dư luận xã hội bức xúc, và để lại những hậu quả rất nặng nề. |
“Vấn đề gốc là cần kiểm soát bằng pháp luật. Chúng ta cần một môi trường pháp lý chặt chẽ, có sự ràng buộc rõ ràng để khi người tham gia giao thông nghĩ đến hình phạt, chế tài hành chính, quy định quản lý GPLX…là không muốn, không dám vi phạm”, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật nói.
Ngoài ra, Thượng tá Nhật còn cho biết, bên cạnh việc xử lý nghiêm của lực lượng chức năng, chế tài xử phạt, cần sự lên án của cộng đồng đối với hành vi uống rượu bia của người điều khiển phương tiện. Chúng ta cần có một cuộc vận động toàn xã hội cùng lên án hành vi này.
Không để uống rượu bia, người tốt trở thành kẻ giết người
Trong khi đó, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, những người sau khi say rượu, họ không còn là con người như trước khi uống, sau khi uống, họ không kiểm soát được hành vi, suy nghĩ của mình.
Ông Hùng thông tin, Việt Nam đã xây dựng quy định và thực hiện quy định về phòng chống và xử lý vi phạm nồng độ cồn với người sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ từ rất lâu rồi, từ khi chúng ta bắt đầu có các quy định liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông, Nghị quyết 88 ngày 23/8/2011 thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ để thực hiện các quy định pháp luật trong đó có Luật giao thông đường bộ 2008, quy định rõ tại khoản 8, điều 8, người lái xe ô tô chuyên dùng tuyệt đối không được có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Người lái xe máy chỉ được phép có nồng độ cồn là 0,50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở.
Ông Hùng khẳng định, vi phạm nồng độ cồn giảm vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự phẫn nộ của xã hội trong vụ việc TNGT ở hầm Kim Liên vừa qua thể hiện nhận thức của người dân về vấn đề này tốt lên nhiều.
“Năm 2015, khi xây dựng Nghị định 171 sửa đổi, chúng tôi kiến nghị bổ sung chế tài nếu tái phạm vi phạm nồng độ cồn thì có thể tịch thu phương tiện. Khi đó, chúng tôi nhận được rất nhiều “gạch đá” phản đối”, ông này nói.
Nghị định 100 của Chính phủ với các mức phạt tăng nặng gấp nhiều lần so với trước kia, được đánh giá là liều thuốc mạnh để trị căn bệnh nhờn luật, chặn đứng các vi phạm đang là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, khi mà tình hình thực tế đã đến lúc không thể trì hoãn giải pháp này./.
Theo Phi Long/VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin