Cụ thể, doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng tết cao nhất 110 triệu đồng/người; thấp nhất 0,3 triệu đồng/người; bình quân 5,4 triệu đồng/người.
Cụ thể, doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng tết cao nhất 110 triệu đồng/người; thấp nhất 0,3 triệu đồng/người; bình quân 5,4 triệu đồng/người.
Ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất gần 49 triệu đồng/người; thấp nhất 3 triệu đồng/người; bình quân 6,2 triệu đồng/người.
Với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước có mức thưởng cao nhất hơn 30 triệu đồng/người; thấp nhất 2 triệu đồng/người; bình quân 10,5 triệu đồng/người.
Còn ở công ty TNHH 1TV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất hơn 8 triệu đồng/người; thấp nhất 3 triệu đồng/người; bình quân 5,4 triệu đồng/người.
Theo báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Vĩnh Long về tình hình tiền lương năm 2019 và kế hoạch thưởng tết năm 2020 trên địa bàn tỉnh, ngoài dự kiến mức thưởng Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp cũng thưởng Tết Dương lịch.
Tiền lương thực trả cho người lao động tại các doanh nghiệp nói trên cũng chiếm khá cao. Báo cáo đánh giá, đa số các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương cho người lao động, không có doanh nghiệp nợ lương người lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn hơn 50% doanh nghiệp chưa có kế hoạch thực hiện chính sách tiền thưởng tết và nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cho người lao động.
Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 2.600, với tổng số lao động là 71.000 người. Trong đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đang quản lý 2 khu công nghiệp và 1 tuyến công nghiệp, có 30 doanh nghiệp hoạt động với 39.338 lao động (14 doanh nghiệp dân doanh với 3.502 lao động; 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 35.836 lao động).
TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin