Một trong những tồn tại, hạn chế của giai đoạn I (2011- 2015) là tình trạng nhiều địa phương để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
+ Tỉnh Vĩnh Long không có nợ đọng xây dựng cơ bản
Một trong những tồn tại, hạn chế của giai đoạn I (2011- 2015) là tình trạng nhiều địa phương để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Giai đoạn II (2016- 2020), với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Trung ương, các địa phương đã chủ động rà soát, xác định cụ thể số nợ xây dựng cơ bản; đồng thời có các giải pháp quyết liệt như tập trung nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, chỉ công nhận các xã, huyện đạt chuẩn NTM khi không có nợ đọng xây dựng cơ bản…
Nhờ nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương và địa phương trong giai đoạn II tăng mạnh (gấp 2,23 lần), đã tạo điều kiện cho các địa phương xử lý nợ đọng giai đoạn I cũng như hạn chế tình trạng phát sinh nợ đọng mới.
Đến nay, các tỉnh- thành đã có kế hoạch và đã bố trí đủ vốn để thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội và Chính phủ.
Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản tại thời điểm bắt đầu của giai đoạn II (năm 2016) là 15.200 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng số vốn ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho chương trình trong 4 năm qua (trên 220.000 tỷ đồng). Do vậy, hầu như không ảnh hưởng nhiều đến việc mở mới và đầu tư đồng bộ xây dựng NTM của giai đoạn II.
Tại các tỉnh miền Nam, nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết năm 2015 khoảng 905,8 tỷ đồng, thấp nhất cả nước, chiếm 5,6% tổng số nợ của cả nước. Đến hết năm 2017, các địa phương đã xử lý xong. Tỉnh Vĩnh Long là một trong những địa phương không có nợ đọng xây dựng cơ bản qua gần 10 năm xây dựng NTM.
NGUYỄN PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin