ĐBSCL là vùng đất trù phú được thiên nhiên dành nhiều ưu đãi bao đời nay với hệ thống sông ngòi chằng chịt mang phù sa từ thượng nguồn bồi đắp cho những cánh đồng, vườn cây. Biến đổi khí hậu (BĐKH) những năm gần đây đã lấy đi đất đai, nhà cửa, thậm chí sinh mạng của người dân nơi đây, đã đặt ra vấn đề về một sự thay đổi lớn để thích ứng với thiên nhiên.
ĐBSCL là vùng đất trù phú được thiên nhiên dành nhiều ưu đãi bao đời nay với hệ thống sông ngòi chằng chịt mang phù sa từ thượng nguồn bồi đắp cho những cánh đồng, vườn cây. Biến đổi khí hậu (BĐKH) những năm gần đây đã lấy đi đất đai, nhà cửa, thậm chí sinh mạng của người dân nơi đây, đã đặt ra vấn đề về một sự thay đổi lớn để thích ứng với thiên nhiên.
Lũ thất thiệt, đồng bằng đói phù sa. |
Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH (còn được gọi Nghị quyết “thuận thiên”) được xem là giải pháp để giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện, 2 “điểm liệt” chính yếu làm kinh tế vùng thiếu bền vững là sản xuất nông nghiệp thiếu liên kết và cách trở giao thông dẫn đến khó phát triển hệ thống logistics, đòi hỏi phải tiếp tục có những bước đi, lộ trình phù hợp; trong đó rất cần những chủ trương, chính sách hỗ trợ từ Trung ương.
BĐKH là thách thức không nhỏ của một quốc gia, một khu vực nhưng nếu có sự chuyển hướng mới thích nghi, đầu tư đồng bộ thì cũng sẽ là cơ hội, mang lại cuộc sống sung túc hơn cho người đồng bằng.
Kỳ 1: Thời cơ và thách thức song hành
2 năm- khoảng thời gian không quá dài cho việc triển khai thực hiện một nghị quyết lớn và mang tính tổng thể- nhưng thực tế đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Song, qua đánh giá vẫn còn những “điểm nghẽn”, cần nhìn nhận đúng cũng như cần sớm tháo gỡ…
BĐKH tác động nghiêm trọng đến ĐBSCL thời gian qua. |
GDP vùng tăng cao nhất 4 năm qua
Theo Bộ Tài nguyên- Môi trường, nghị quyết ra đời đã tạo được sự đồng thuận cao. Thành tựu sau 2 năm triển khai, tăng trưởng GDP rất ấn tượng đạt 7,8%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây; kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên đạt 15,7 tỷ USD; diện mạo nông thôn được khởi sắc, nhiều đổi mới.
Từ khi nghị quyết ban hành đến nay, hơn 10.607 tỷ đồng đã được bố trí để triển khai hàng loạt dự án như: cầu Mỹ Thuận 2, tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận và Mỹ Thuận- Cần Thơ...
Các ngành, lĩnh vực kinh tế trong vùng đã có những chuyển dịch tích cực: Sản xuất nông nghiệp tăng về thủy sản, trái cây, giảm lúa như định hướng; hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực (tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản.
Công nghiệp đi vào tập trung phát triển xanh, ít phát thải; khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió và năng lượng mặt trời…
Nhiều công trình, dự án thủy lợi, các dự án hạ tầng thủy sản, cảng cá, khu neo đậu đã được triển khai thực hiện phục vụ phát triển ĐBSCL… Qua đó, tăng cường ngăn mặn, kiểm soát triều cường.
An sinh xã hội được quan tâm, việc làm được cải thiện, sinh kế của người dân từng bước chuyển đổi theo hướng bền vững.
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa; các công trình văn hóa, di tích lịch sử cách mạng được chú trọng, giữ gìn bên cạnh việc phát huy các di sản thiên nhiên văn hóa.
Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà nhận định: Nghị quyết ra đời rất kịp thời nhằm định hướng chiến lược cho phát triển của ĐBSCL trước bối cảnh nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức và xu thế ngày càng gia tăng tác động của BĐKH.
Nhiều địa phương đã chủ động triển khai một số mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, thích ứng với BĐKH như: mô hình nuôi tôm bền vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao chất lượng giống, đầu tư hạ tầng, xây dựng hệ thống ngăn mặn…
Tại Vĩnh Long, gần như tất cả ban, ngành đều “khởi động”. Sở Tài nguyên- Môi trường- cơ quan chủ trì nội dung về thích ứng BĐKH đã ký kết kế hoạch liên tịch về bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH với UBMTTQ tỉnh, các tổ chức đoàn thể, chính trị- xã hội và đơn vị liên quan. Lồng ghép thích ứng BĐKH, ứng phó rủi ro thiên tai trong xây dựng nông thôn mới.
Các sở, ngành đồng loạt triển khai tập huấn, truyền thông về BĐKH. Trong 2 năm (2017- 2018), tỉnh đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để triển khai xây dựng trên 1.300 công trình kết cấu hạ tầng thủy lợi lớn, nhỏ ứng phó. Chủ động ứng dụng công nghệ mới trong khảo sát, thiết kế, thi công công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu- chống ngập, úng, hạn hán…
Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh hình thành hệ thống thủy lợi tương đối lớn với 405 tuyến đê bao, bờ bao dài trên 3.600km, 14.500m kè chống sạt lở bờ sông, 19 trạm bơm điện và 4.400 tuyến sông, rạch được nạo vét kết hợp sử dụng làm công trình thủy lợi.
Lợi thế nhưng đang… thất thế
Sạt lở bờ sông, bờ biển đang là nỗi lo hiện hữu của ĐBSCL. |
ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu hecta- là nơi sinh sống của gần 20 triệu người, mỗi năm đóng góp 27- 28 triệu tấn lương thực- thực phẩm, đóng góp khoảng 20% GDP quốc gia.
Do đặc điểm nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Mekong, 2 mặt giáp biển với chiều dài ven biển trên 700km nên tác động của các dao động biển lên đồng bằng rất lớn.
ĐBSCL đang chịu 2 tác động của nguồn nước- một là dòng chảy của sông Mekong từ thượng nguồn đổ về và thứ hai là dòng triều do biển xâm nhập vào đất liền.
ThS. Nguyễn Hữu Thiện- nghiên cứu độc lập về sinh thái khu vực ĐBSCL, nhận định, các đập thủy điện phía thượng nguồn tuy không giữ vai trò quyết định dòng chảy trên dòng Mekong nhưng đã giữ lại 50% lượng phù sa.
Vì thế “phù sa là thứ xa xỉ đối với các tỉnh vùng ĐBSCL hiện nay vì tình trạng lũ thất thường”. Đói phù sa đã gây ra sạt lở nhiều nơi.
Theo Viện Nghiên cứu BĐKH (ĐH Cần Thơ), hiện ĐBSCL có khoảng hơn 265 điểm sạt lở nghiêm trọng, trung bình mỗi năm mất hơn 500ha đất, tương đương xóa sổ trên bản đồ diện tích của một xã.
Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn đe dọa sản lượng nông nghiệp của vùng, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Theo dự báo, BĐKH- mà cụ thể lũ lụt làm 90% diện tích đất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng; 70% diện tích sẽ bị xâm nhập mặn.
Năng suất lúa vụ Đông Xuân trong vùng có thể giảm tới 8,1% vào năm 2030 và giảm tới 15% vào năm 2050 nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời.
Ông Nguyễn Văn Giàu- Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội- bày tỏ lo ngại trước thực tế ĐBSCL khi không chỉ là “vùng trũng” về phát triển kinh tế, mà còn đang là vùng trũng về cơ sở hạ tầng khi thiếu hệ thống cảng nước sâu, đường sắt, trong khi đường thủy và đường bộ lại manh mún, chưa kết nối.
Nếu năm 2011, thu nhập bình quân đầu người ở ĐBSCL hơn hẳn cả nước nhưng đến năm 2018, trong khi cả nước đạt trên 58 triệu đồng/người/năm thì khu vực ĐBSCL không đạt được mức ấy.
“Chúng ta phải hành động, nếu không vùng này sẽ mãi tụt hậu. Sự nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương là có nhưng chưa đủ sức”- ông Nguyễn Văn Giàu kiến nghị, đồng thời cho rằng các tỉnh đồng bằng còn đang phải đối mặt với áp lực tăng dân số và phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng nước gia tăng cũng như tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Một số địa phương hành động sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 120 Bến Tre: Chủ động triển khai ngay chương trình liên kết với tiểu vùng duyên hải phía Đông gồm các tỉnh Trà Vinh- Vĩnh Long- Bến Tre- Tiền Giang, với nhiều nội dung, điển hình như liên kết để kiểm soát, khắc phục tình hình thiên tai, sạt lở do hoạt động khai thác cát trái phép gây ra; liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu của những tỉnh có thế mạnh giống nhau; liên kết để khai thác du lịch… Vĩnh Long: Lồng ghép nhiều chương trình ứng phó BĐKH. Tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trình UBND tỉnh ban hành đề án cơ cấu lại kinh tế gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, có cập nhật, tính toán phù hợp mục tiêu ứng phó BĐKH. Sở Nông nghiệp- PTNT cũng đã cập nhật, bổ sung các nội dung thích ứng với BĐKH vào các điều chỉnh quy hoạch ngành. |
Kỳ 2: Biến đổi khí hậu đến sớm hơn kịch bản
Bài, ảnh: NHÓM PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin