Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ), các số liệu do vệ tinh thu thập được từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 cho thấy sụt lún ở ĐBSCL có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn dù ở khu vực đô thị hay nông thôn.
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ), các số liệu do vệ tinh thu thập được từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 cho thấy sụt lún ở ĐBSCL có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn dù ở khu vực đô thị hay nông thôn.
Tốc độ sụt lún ở khu vực đô thị là 2- 4 cm/năm, ở nông thôn là 1 cm/năm. Dự báo, trong 30 năm tới, TP Vĩnh Long nằm trong vùng lún trên 10cm bên cạnh TP Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Long, TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp… Hiện ĐBSCL vẫn chưa có hệ thống mốc quan trắc lún hoàn chỉnh nên công tác ứng phó, khắc phục còn hạn chế.
Theo ông Olaf Neusser (Tổ chức GIZ), ĐBSCL là nơi có tuổi địa chất còn “rất trẻ”- khoảng 6.000 năm và sụt lún đất đã xuất hiện trong suốt quá trình hình thành nên đồng bằng. Ông cũng cho biết, cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây sụt lún cũng như những chiến lược ứng phó. Việc khẩn cấp cần làm ngay là giảm nhẹ và thích ứng với sụt lún.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin