Phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại nông nghiệp của huyện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, việc cơ giới hóa các khâu sản xuất thay thế sức lao động của con người là cần thiết, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng theo yêu cầu.
Phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại nông nghiệp của huyện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, việc cơ giới hóa các khâu sản xuất thay thế sức lao động của con người là cần thiết, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng theo yêu cầu.
Hiện tại Mang Thít, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đang được đẩy mạnh. Toàn huyện có 1.024 máy cày, xới, trục; 393 dụng cụ sạ hàng; 813 máy bơm tát, tưới; 1.208 máy phun thuốc có động cơ; 141 máy gặt đập liên hợp; 16 máy cắt xếp dãy; 39 máy cuộn rơm; 18 máy sấy; 1 máy cấy.
Theo đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 100%, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch đạt 98%, đã giải quyết được nhiều khó khăn trong tình hình thiếu lao động như hiện nay.
Qua đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất trên địa bàn huyện thời gian qua không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản thực phẩm và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Đồng thời, các địa phương đã tích cực đưa máy móc vào đồng ruộng nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Cơ giới hóa được tiến hành chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất lúa.
PHÁT ĐẠT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin