Một sáng thức dậy, người dân TP Vĩnh Long bất ngờ khi thấy con nước cuồn cuộn từ sông tuôn ra những con hẻm, tràn ra đường và nhấn chìm những con phố.
Một sáng thức dậy, người dân TP Vĩnh Long bất ngờ khi thấy con nước cuồn cuộn từ sông tuôn ra những con hẻm, tràn ra đường và nhấn chìm những con phố.
Theo kinh nghiệm, con nước triều cường đầu tháng 9 âl năm nay cao hơn chừng 2 tấc so với năm trước, bởi “năm ngoái tui xây chắn 3 cục gạch, năm nay xây lên 4 cục gạch mà nước vẫn tràn qua”.
Cuộc sống của người dân đô thị gần như bị đảo lộn. Theo triều lên xuống sáng- chiều để sắp xếp công việc, đưa đón con đi học… và tập trung việc chống nước tràn vào nhà. Nhiều ngôi nhà đã nâng cấp, cơi nới lên cao thêm… Nhưng con nước dường như luôn “năm sau cao hơn năm trước”, nên việc cơi nới, chống ngập bằng bao cát, xây gạch chỉ là tạm thời.
Chuyên gia về thời tiết Lê Thị Xuân Lan nhận định rằng: Vĩnh Long, TP Cần Thơ… nằm giữa khu vực ĐBSCL, ảnh hưởng rất lớn con nước triều dâng. Cùng với nước thượng nguồn đổ về, nước mưa và thủy triều dâng từ các cửa biển đổ dồn về lượng nước rất lớn.
Trong khi các cánh đồng thủy lợi khép kín sản xuất, nước không tràn lên đồng được thì buộc lòng phải tràn lên các đô thị.
Bởi thế mới có chuyện nghịch lý hiện nay là ở ruộng đồng “khô queo”, còn đô thị phải “sống chung với triều cường”.
Chính vì thế, về lâu dài, người dân vẫn cần có những giải pháp căn cơ hơn. Chính quyền đô thị cần có những hoạch định mang tính lâu dài để khuyến cáo người dân trong việc xây dựng, quy định cốt nền…
Bên cạnh các công trình quy mô đô thị, cũng cần có những giải pháp mang tính liên kết vùng, điều tiết nước phù hợp đối với cả vùng ĐBSCL.
AN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin