Phải hành động để thích nghi

07:10, 12/10/2019

Nói về ĐBSCL, lâu nay người ta vẫn hình dung về một vùng đất trù phú được thiên nhiên ban tặng. Nhưng giờ đây, khi nhắc về vùng châu thổ này, phải chấp nhận thực tế: quy luật "bên lở bên bồi" không còn, thay vào đó là sạt lở, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

Nói về ĐBSCL, lâu nay người ta vẫn hình dung về một vùng đất trù phú được thiên nhiên ban tặng. Nhưng giờ đây, khi nhắc về vùng châu thổ này, phải chấp nhận thực tế: quy luật “bên lở bên bồi” không còn, thay vào đó là sạt lở, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

Kịch bản của biến đổi khí hậu mà ĐBSCL đang phải gánh chịu không còn là sự nhận diện mà là hệ lụy hiện hữu. Theo dự báo, trong một thế kỷ tới, nhiệt độ nước biển tại Việt Nam tăng 30C, mực nước biển vùng ĐBSCL tăng từ 55- 75cm, sẽ khiến cho 40% tổng diện tích ĐBSCL bị ngập nước. Việc nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030.

Còn năm nay, nước tháng 7 chưa nhảy khỏi bờ mà phải đợi tới tháng 9. Nước về, thậm chí nhiều hơn những gì nhiều người dự báo, nhưng chưa hẳn là vui khi các con đập ở thượng nguồn ngăn dòng phù sa.

Đó là chưa nói tới, nước dù về nhiều nhưng chất lượng ra sao! Quy luật con nước thay đổi, tình trạng xâm nhập mặn cũng thay đổi nhiều. Nếu trước đây xảy ra vào khoảng tháng 4 thì năm nay dự báo từ khoảng tháng 2, tháng 3. Các cửa sông Mekong, trước đây nước mặn xâm nhập sâu 40km thì gần đây cũng đã lấn sâu vào 50km, thậm chí 75km.

Khó khăn là vậy nhưng không phải không có giải pháp. Từ bao đời nay, người dân đã biết dùng lu, khạp để trữ ngọt mùa mưa dùng cho mùa khô, thì nay tư duy đó cần được nâng tầm lên bằng việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng, từng tiểu vùng, ngành- nhất là quy hoạch sản xuất, hạ tầng thủy lợi, giao thông.

Trong sản xuất, cần áp dụng “3 chuyển dịch” là lịch thời vụ để “né” hạn, mặn; sử dụng giống phù hợp và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để thích nghi.

Chống hạn giữa mùa lũ là thách thức lớn hiện nay, nhưng cũng đừng quá bi quan. Những giải pháp công trình rất cần, nhưng các giải pháp phi công trình cũng không thể thiếu. Cần xác định biến đổi khí hậu là xu thế tất yếu, phải biến thách thức thành cơ hội. Chính quyền và người dân không thể ngồi chờ, mà phải hành động để sống chung, thích nghi.

HOÀNG MINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh