ĐBSCL đang bước vào mùa mưa lũ. Người dân có nhà ven sông, nhất là tại các điểm dân cư, khu đô thị nằm trong vành đai sạt lở lại lo. Mỗi năm, sạt lở cuốn trôi khoảng 500ha đất ở ĐBSCL.
ĐBSCL đang bước vào mùa mưa lũ. Người dân có nhà ven sông, nhất là tại các điểm dân cư, khu đô thị nằm trong vành đai sạt lở lại lo. Mỗi năm, sạt lở cuốn trôi khoảng 500ha đất ở ĐBSCL.
Trước nay, người dân đồng bằng có thói quen cất nhà ven sông nên sạt lở thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và sinh kế. Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, nhiều đô thị ven sông ở đồng bằng thường làm bờ kè chống sạt lở.
Tuy nhiên, giải pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả lâu dài. Tuyến công trình bờ sông hiện tại chỉ điều chỉnh cục bộ, tránh tình trạng lấn sông.
Quá trình chống sạt lở cần kiên quyết loại trừ các hành động lấn chiếm. Cùng với việc xây dựng công trình, cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở ven sông rạch.
Bộ Nông nghiệp- PTNT từng khuyến cáo các tỉnh- thành ĐBSCL cần cập nhật bản đồ cảnh báo sạt lở để kịp thời theo dõi, xử lý nghiêm nhà xây dựng trái phép ven sông, kinh, rạch, từng bước di dời dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm.
Tuy nhiên, theo tập quán cũng như yếu tố địa lý, các điểm dân cư thường tập trung đông đúc ở những khúc sông thuận lợi cho sinh sống, giao thương. Không may, những nơi định cư chiến lược về kinh tế như vậy lại có nguy cơ sạt lở cao.
Bên cạnh, bùng nổ dân số và sự mở rộng mạng lưới hạ tầng xây dựng ở những nơi này đã làm gia tăng tốc độ sụt lún nền đất.
Khi có sự kết hợp tác động từ các yếu tố khác như khai thác cát thì các hố nước xoáy “đói” phù sa sẽ có xu hướng dịch chuyển đến các điểm đô thị này và mau chóng hình thành các “hàm ếch” với độ sâu hàng chục mét dưới đáy sông.
Do đó, việc quy hoạch các điểm dân cư ven sông cần tính đến yếu tố tải trọng, khả năng chịu lực của nền địa chất tại chỗ để tránh việc người dân, doanh nghiệp tổ chức xây dựng dựa trên khả năng tài chính của mình hơn là chú ý đến khả năng sụt lún của nền đất.
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin