Đến nay, ĐBSCL đã có 7 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn (heo) châu Phi, cụ thể là các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ. Số lợn bị phát hiện và tiêu hủy hiện vào khoảng 2.000 con.
Đến nay, ĐBSCL đã có 7 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn (heo) châu Phi, cụ thể là các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ. Số lợn bị phát hiện và tiêu hủy hiện vào khoảng 2.000 con.
Khu vực ĐBSCL đã có 7 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn (heo) châu Phi, cụ thể là các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ. Ảnh minh họa |
Phần lớn các ổ dịch tả lợn châu Phi ở ĐBSCL đều được phát hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Con giống được mua từ nhiều nguồn, chủ hộ có sử dụng thức ăn viên và có sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để cho heo ăn.
Sở NNPTNT các địa phương vùng ĐBSCL cho biết, do đặc điểm hệ thống kênh rạch dày đặc, giao thông đường thủy và đường bộ đan xen nên rất khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi rất cao, đặc biệt là thời gian giao mùa (từ nắng sang mưa) như hiện nay.
Trước tình hình trên, các tỉnh, thành đang có dịch đều lập chốt kiểm dịch trên các tuyến giao thông, tiêu độc khử trùng và ngăn chặn việc vận chuyển heo nhằm giảm lây lan, hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và xung quanh khu vực chăn nuôi.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan trong tỉnh phải xem việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Vì vậy, phải giảm bớt các cuộc họp, các hoạt động chưa thật sự cần thiết, dành thời gian, nguồn lực để tập trung huy động lực lượng phòng, chống dịch.
Để kịp thời ngăn chặn mầm bệnh phát tán, lây lan, theo ông Nhịn, các ổ dịch tả lợn châu Phi ngay khi mới phát sinh phải được các ngành chức năng khống chế dứt điểm, nếu không sẽ dẫn đến những diễn biến khó lường và mức độ gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tỉnh Đồng Tháp cũng chỉ đạo huy động nhiều đơn vị tham gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Tỉnh này đặc biệt lưu ý không để xảy ra tình trạng dịch bệnh lây lan từ điểm kinh doanh giết mổ trái phép, nếu có thì chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm.
Cũng như 2 địa phương trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu vừa chỉ đạo các ngành chức năng cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Người dân nếu phát hiện nơi nào nghi có ổ dịch thì phải báo cáo kịp thời để ngành chuyên môn lấy mẫu và thực hiện các thủ tục cần thiết như tiêu hủy và hỗ trợ theo quy định. Còn các huyện, thị xã, thành phố phải thường xuyên có báo cáo về triển khai công tác phòng, chống dịch tả châu Phi về cơ quan chuyên môn...
Theo Huỳnh Xây/Dân Việt
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin