Ngày 21/5/2019, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Ngày 21/5/2019, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đóng góp tại phiên thảo luận, về chương trình sách giáo khoa và thi tốt nghiệp PTTH, thời gian qua, được dư luận xã hội hết sức quan tâm từ việc quy định một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, việc thực nghiệm sách giáo khoa đến việc độc quyền in ấn, xuất bản, phát hành…
Đề nghị quy định sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định, lâu dài, không thể sử dụng mỗi năm rồi lại thay sách khác, gây lãng phí.
Về việc tổ chức thi 1 trong 2 kết hợp xét tuyển kết quả học tập năm học THPT đã xảy ra nhiều tiêu cực mà dư luận quan tâm, kết quả thi tỷ lệ đạt rất cao, có địa phương đạt 99%.
Đại biểu thống nhất như dự thảo luật là thi THPT nhưng đề xuất trong luật có khoản giao cho Chính phủ nghiên cứu thời gian sau tùy thực tế có thể bỏ thi THPT, chỉ xét tuyển cấp bằng THPT.
Ngoài ra, đại biểu đề nghị có chính sách ưu tiên đối với sinh viên học ĐH sư phạm giống như trường ĐH công an, ĐH quân sự và khi ra trường được tuyển thẳng vào ngành không xét tuyển.
Như vậy, mới có học sinh giỏi vào ngành sư phạm và thầy giỏi mới có trò giỏi. Nếu tốt nghiệp suất sắc sẽ được hưởng mức lương cao hơn 1 bậc so với các trường hợp khác, có như thế sinh viên an tâm khi học ra trường có việc làm ổn định, lương đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Về vấn đề liên thông, đại biểu cho rằng việc liên thông trong giáo dục là rất cần thiết, tuy nhiên thời gian qua học liên thông vẫn còn một số bất cập, chủ yếu cho người có học, nên chất lượng đầu ra chưa cao. Đại biểu đề nghị cần quy định chặt chẽ việc học liên thông trong các trường ĐH cũng như người học để chất lượng liên thông ngày càng tốt hơn.
Về mục tiêu hướng nghiệp, phân luồng của hệ thống giáo dục, thực tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy, cùng với Luật Giáo dục ĐH đã được sửa đổi, bổ sung, Luật Giáo dục lần này cần phải xem xét, sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về giáo dục.
TÂM HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin