Theo Cơ quan thống kê Hà Lan, giai đoạn 2010- 2014, tổng lượng rác được tái chế là 80%, còn lại sau xử lý được đốt tạo ra điện, chỉ tỷ lệ nhỏ không xử lý được nữa mới xuất hiện ở bãi rác.
Theo Cơ quan thống kê Hà Lan, giai đoạn 2010- 2014, tổng lượng rác được tái chế là 80%, còn lại sau xử lý được đốt tạo ra điện, chỉ tỷ lệ nhỏ không xử lý được nữa mới xuất hiện ở bãi rác.
Danh sách các sản phẩm tái chế từ rác ở nước này là vô tận, ứng dụng làm đường đi, đồ nội thất, vườn hoa nổi trên sông... Xem rác là tài nguyên và kiếm tiền từ nó là quan điểm của Hà Lan trong việc đảm bảo các công ty tuân thủ trách nhiệm xã hội, khuyến khích đầu tư vào xử lý chất thải.
Tại Việt Nam, xem rác là tài nguyên kỳ vọng không còn xa khi trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, Thủ tướng đã đề nghị Bộ Xây dựng đề án để tăng cường năng lực quản lý, xử lý rác thải đô thị và nông thôn.
Đặc biệt, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thống nhất đầu mối chịu trách nhiệm quản lý rác thải.
Bộ trưởng khẳng định: Với các giải pháp công nghệ hiện nay, nếu tiến hành đồng bộ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương, đặc biệt là ủng hộ của người dân thì chúng ta hoàn toàn có giải pháp để thực hiện ý tưởng như Thủ tướng đã nói là “xây dựng Việt Nam thành một nền kinh tế tuần hoàn”. Trong đó, bộ phải xác định “rác là tài nguyên, rác không phải là chất gây ô nhiễm”.
Theo đó, rác sau khi phân loại được đưa vào tái chế, tái sử dụng, chuyển hóa thành năng lượng, phân bón hữu cơ, còn lại chôn lấp đảm bảo môi trường. Đó sẽ là ngành sinh lợi nhuận, tạo việc làm.
Trước mắt, trong năm 2019, ngành tài nguyên- môi trường tập trung hoàn thiện thể chế, lấy chủ động phòng ngừa ô nhiễm, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên làm nguyên tắc chủ đạo. Từ đó, thúc đẩy các biện pháp kinh tế trong quản lý rác thải theo cơ chế thị trường…
Mới đây, sân trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội) xuất hiện những thùng rác được trang trí lại đầy màu sắc, hình vẽ sáng tạo. Tạo ấn tượng mạnh là “cặp đôi” thùng rác ngộ nghĩnh, khỏe khoắn khoe “cơ bắp”: Anh hữu cơ, em vô cơ… Tại TP Cần Thơ, có trường học đặt ra nguyên tắc “Bước vào cổng, nói không với rác thải nhựa”…
Cùng với đó, hàng loạt các chương trình, hoạt động có ý nghĩa đang lan truyền trong giới trẻ và cộng đồng như: trào lưu dọn rác, hành trình sống xanh…
Liên kết các sự việc trên cho thấy, tư duy về rác đang thay đổi, chủ trương đã có, nhận thức cộng đồng ngày càng nâng lên. Mong rằng một ngày không xa, Việt Nam sẽ tự hào là quốc gia giàu tài nguyên… rác. Một ngày không xa, rác không còn là nỗi ám ảnh từ thành thị đến nông thôn mà là: quanh tôi nhiều tài nguyên quá đỗi!
NAM ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin