Hiến kế "giải nhiệt" cho đô thị mùa nắng nóng

01:04, 10/04/2019

Trong điều kiện nhiệt độ vùng ĐBSCL ngày càng tăng, bức xạ mặt trời càng lúc càng cao,… PGS. TS. Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) lưu ý, hiệu ứng đảo nhiệt thường rơi vào các đô thị bởi đây là nơi nhiều diện tích xanh được thay bằng bê tông nên hấp thu nhiều nhiệt lượng, làm cho đô thị nóng lên…

Trong điều kiện nhiệt độ vùng ĐBSCL ngày càng tăng, bức xạ mặt trời càng lúc càng cao,… PGS. TS. Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) lưu ý, hiệu ứng đảo nhiệt thường rơi vào các đô thị bởi đây là nơi nhiều diện tích xanh được thay bằng bê tông nên hấp thu nhiều nhiệt lượng, làm cho đô thị nóng lên… Do đó, các đô thị cần có giải pháp thích ứng trước mắt và lâu dài.

Giảm bê tông hóa, tăng diện tích mặt nước… giúp giảm nhiệt hiệu quả cho đô thị.
Giảm bê tông hóa, tăng diện tích mặt nước… giúp giảm nhiệt hiệu quả cho đô thị.

Theo Đài Khí tượng- Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, trong tháng 4/2019, thời tiết trong tỉnh phổ biến mây thay đổi, ngày nắng, nắng nóng có xu hướng mở rộng vào tuần giữa và cuối tháng với nhiệt độ cao nhất có thể trên 36 độ C.

Nhiệt độ cao trong thời gian gần đây khiến người dân ở các nơi phải “đấu tranh” với cái nóng, đặc biệt là ở các đô thị.

Chiều nào, chú Trần Văn Hính (xã Trường An- TP Vĩnh Long) cũng ra bờ kè hóng mát. Chú nói: Ở đây nhờ cây cối nhiều lại gần sông nên khá mát mẻ, còn ở trong nhà máy quạt phà cả ngày cũng bức bối nên hết nắng là tôi ra đây ngồi tới tối mới vô”. 

Trong khi đó, chị Trần Ngọc Liên Hoa ở đường Nguyễn Huệ (Phường 2- TP Vĩnh Long) than vãn: Mùa này nóng lắm, phải mở quạt suốt mà vẫn không ăn thua. Mấy đứa nhỏ bị nổi sảy ngứa ngáy khó chịu. Bởi vậy, cuối tuần nghỉ học là cả nhà đi công viên, đi quán cà phê có nhiều cây xanh hay về vườn… trốn nóng.

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Vĩnh Long, dự báo đến năm 2020 (ở kịch bản trung bình), nhiệt độ trung bình năm là 27,64°C, tương ứng tăng 0,44°C so với thời kỳ nền 1980- 1999; lượng mưa trung bình năm là 1.491mm, tương ứng tăng 1,33% so thời kỳ nền.

Cũng ở kịch bản trung bình, dự báo đến năm 2030, nhiệt độ trung bình năm là 27,87°C; lượng mưa trung bình năm tiếp tục tăng, đạt 1.501mm...

Ông Nguyễn Văn Mẫn- Ủy viên BCH Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Long

Tỷ lệ cây xanh trong đô thị đối với TP Vĩnh Long khá ít, một số tuyến đường cây xanh không lớn được do quy hoạch đường, cây xanh và cáp viễn thông… không đồng bộ như đường Mậu Thân (Phường 3), Phạm Thái Bường (Phường 4)... Trong khi, tiêu chí của cây xanh đô thị đối với người dân đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu sức khỏe. Đặc biệt trong thời điểm chúng ta đang quan tâm về vấn đề biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường… thì càng cần có kế hoạch trồng mới thêm và bảo tồn cây xanh, nhất là các cây cổ thụ, cây được công nhận cây di tích lịch sử văn hóa.

Theo đó, để chủ động ứng phó, các đơn vị chức năng sẽ phối hợp thực hiện 37 giải pháp và 39 dự án ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, phối hợp thực hiện tốt công tác quan trắc, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết bất thường để triển khai các giải pháp thích ứng…

Theo PGS. TS. Lê Anh Tuấn, biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động rõ rệt đến vùng ĐBSCL như nhiệt độ ngày càng tăng dần, bức xạ mặt trời ngày càng cao, lượng mưa thất thường hơn...

PGS. TS. Lê Anh Tuấn cũng thông tin, nhiệt độ đo được tại một đô thị lớn của đồng bằng mới đây lên tới 43- 44 độ C. Điều này giải thích lý do tại sao nhiều người ra đường than nóng rát mặt trong khi hiện tượng này trước đây không xảy ra ở vùng đồng bằng.

Tại các đô thị, những diện tích xanh bị thay thế bằng bê tông… Những chỗ đó hấp thu rất nhiều nhiệt lượng, làm cho nóng lên. Như vậy, để giảm bớt hiện tượng “nóng lên” đó thì phải tăng cường mảng xanh.

Trên thế giới, có nhiều quốc gia quy định diện tích mảng xanh phải trên 65% diện tích đô thị, thậm chí phát triển những đô thị trong rừng hay rừng xen đô thị bởi vì cây xanh có tác dụng hấp thu nhiệt nhiều.

Cùng với đó, cần duy trì những hồ nước để một phần tạo điều tiết nước- làm cho mát đô thị. Mặt khác, trong xây dựng nhà cao tầng cần nghĩ tới những kiến trúc xanh.

Một số nơi thiết kế kiến trúc nhà cao tầng theo kiểu cứ khoảng 5 tầng thì có một khu vườn. Theo đó, dành hẳn 1 tầng để làm vườn- nơi để “cư dân” của tòa nhà họp mặt, thư giãn...

Các đô thị nhỏ cũng nên hướng đến các kiến trúc xanh như vậy. Nếu khi chưa đủ điều kiện thì nên vận động người dân trồng cây xanh càng nhiều càng tốt trong các cơ quan, trong trường học, ven đường đi...

Ít nhất là treo nhiều hoa kiểng cho “mát mắt và mát không khí”… Mỗi người, mỗi nhà cùng làm như vậy thì giảm nhiệt độ chung rất nhiều.

Có một cách khác nữa là trên những vỉa hè, thay vì tráng xi măng, lát gạch bít hết thì hiện nay trên thế giới làm gạch có lỗ để trồng cỏ, nước mưa có thể thấm xuống đó. Và trên những mái nhà, mái bãi giữ xe, sân vận động, quảng trường… người ta gắn những tấm pin mặt trời để vừa làm mát nhà, vừa lấy điện năng tiêu thụ.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn

Hiệu ứng đảo nhiệt: trên một bản đồ tự nhiên có chỗ nhiệt độ cao lên, trồi lên như cái “đảo”, những chỗ đó rơi vào những đô thị. Để giảm hiệu ứng đảo nhiệt này, đô thị cần bảo tồn và phát triển các không gian xanh như cây xanh, mặt nước

Bài, ảnh: SÔNG HẬU

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh