Chiều 20/4, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, UBND tỉnh Tiền Giang cùng các cơ quan liên quan đã có buổi làm việc nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để dự án đảm bảo thông tuyến vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Chiều 20/4, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, UBND tỉnh Tiền Giang cùng các cơ quan liên quan đã có buổi làm việc nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để dự án đảm bảo thông tuyến vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Tháo gỡ vướng mắc
Để đảm bảo dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông tuyến vào năm 2020, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng (chủ đầu tư) kiến nghị, Bộ GTVT thống nhất cập nhật lại tổng mức đầu tư áp dụng giá vật tư, vật liệu theo báo giá của UBND tỉnh Tiền Giang.
Đối với dự toán các gói thầu xây lắp đề nghị Bộ GTVT thống nhất áp dụng giá vật tư, vật liệu theo báo giá vật liệu do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành; đồng thời giao cho Cục Quản lý XD-CL CTGT thẩm định theo Thông tư 6-2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Trong thời gian chờ ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh lựa chọn nhà thầu, đề nghị Bộ GTVT thống nhất không áp dụng các nội dung quy định không phù hợp trong hợp đồng trước đây; thống nhất chủ trương sử dụng các đường địa phương hiện hữu và thực hiện việc hoàn trả sau khi hoàn thành dự án bổ sung vào dự án làm cơ sở đưa vào hồ sơ thiết kế BVTC (?) để thẩm định và phê duyệt. Sớm chấp thuận về các biểu mẫu (điều chỉnh hợp đồng BOT, quyết định phê duyệt điều chỉnh BCNCKT...) để thống nhất áp dụng cho dự án.
Vì tính cấp bách của dự án, Bộ GTVT sớm thống nhất chủ trương các giải pháp trên làm cơ sở lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh để Cục Quản lý XD-CL CTGT thẩm định và triển khai thi công trên hiện trường.
Kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang báo cáo, đề xuất Chính phủ xem xét phương án ứng trước nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho dự án từ nguồn vốn ngân sách địa phương (do Chính phủ đã cam kết sẽ hỗ trợ trước cho dự án 500 tỷ đồng/2.158 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng giai đoạn 2016 - 2020). Báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có ý kiến với các ngân hàng tài trợ vốn, trước mắt cho vay tín dụng ngắn hạn cho nhà thầu để thi công tại dự án.
Đồng thời đề nghị ngân hàng đầu mối là VietinBank cơ cấu, giảm thiểu ngân hàng đồng tài trợ nhằm tháo gỡ các điều kiện giải ngân tín dụng chưa phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy thi công hoàn thành dự án. Thống nhất các mốc tiến độ thực hiện liên quan đến trách nhiệm của địa phương, ngân hàng, nhà đầu tư và nhà thầu để báo cáo Thủ tướng phê duyệt tổng tiến độ điều chỉnh để đảm bảo việc thông tuyến vào cuối năm 2020.
Trường hợp bất khả kháng không thực hiện được sẽ tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên môn để xem xét trách nhiệm, lựa chọn giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh tiến độ phù hợp với điều kiện thực tế của dự án, “kiên quyết không lỗi hẹn thêm nữa với người dân ĐBSCL”.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ
Để đảm bảo thời gian thông tuyến vào năm 2020, chủ đầu tư thực hiện dự án đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc; xác định nguồn mỏ vật liệu đá, cát và sớm có kế hoạch tập kết vật liệu về công trường trước mùa mưa năm 2019. Hiện các nội dung công việc đang hoàn chỉnh như: Hợp đồng dự án; hợp đồng tín dụng; giải pháp kỹ thuật; giá nguyên vật liệu, điều chỉnh dự án; điều chỉnh hợp đồng tín dụng… đang trong giai đoạn soát xét và hoàn chỉnh.
Ông Hồ Minh Hoàng cho rằng, dù dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý và cả việc Nhà nước cho ghi vốn nhưng chưa được giải ngân nhưng chủ đầu tư cũng đã triển khai thi công. Nếu không triển khai thì rất khó hoàn thành vào năm 2020, vì chỉ còn 18 tháng, trong khi đó mùa mưa đang tới, việc thi công rất khó khăn. Vì vậy, chủ đầu tư đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật để bù đắp tiến độ.
Toàn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51,1km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TPHCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). |
Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cam kết cùng quyết tâm tháo gỡ những vướng mắc để dự án thông tuyến vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của Thường trực Chính phủ. Theo UBND tỉnh Tiền Giang, hiện công tác giải phóng mặt bằng đã bàn giao 50,51km đạt 98% khối lượng, còn 590m sẽ bàn giao nốt phần còn lại trong thời gian sớm nhất có thể. Hiện tỉnh đã thành lập tổ chuyên môn và phân công từng thành viên lập nhóm để thực hiện công tác quản lý dự án.
Bên cạnh đó, tỉnh phối hợp chủ đầu tư khảo sát các tuyến đường công vụ, hệ thống tập kết vật tư, vật liệu cũng như sớm hoàn thành đơn giá vật liệu hợp lý. Tuy nhiên, cái khó hiện nay, việc chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về tỉnh Tiền Giang vẫn chưa hoàn tất thủ tục nên việc tiếp cận nguồn vốn chưa thực hiện được. Đây là “nút thắt” của dự án và nguồn vốn 500 tỷ đồng (trong số 2.186 tỷ Nhà nước hỗ trợ cho nhà đầu tư) nếu không được giải ngân kịp thời sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho dự án.
Chủ đầu tư cho rằng, Bộ GTVT, tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư, ngân hàng tài trợ vốn cần xác định khi đã nhận trách nhiệm trước Thường trực Chính phủ cam kết thông tuyến vào năm 2020 cần phối hợp đồng lòng “không đổ lỗi cho nhau”, thật sự cầu thị. Việc thông tuyến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2020 là thể hiện sự quyết tâm để chúng ta không lỗi hẹn thêm lần nữa với người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
CAO TỐC BẾN LỨC - LONG THÀNH CHẬM TIẾN ĐỘ DO VƯỚNG MẶT BẰNG Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa báo cáo Bộ GTVT những khó khăn khiến cao tốc Bến Lức - Long Thành khó hoàn thành theo kế hoạch. Theo VEC, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được các nhà thầu đẩy nhanh thi công. Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương chưa hoàn thành. Cụ thể, trên địa bàn TPHCM còn tồn tại 26 trường hợp (thuộc huyện Bình Chánh), tỉnh Đồng Nai còn 116 trường hợp chưa bàn giao. Các vướng mắc mặt bằng chủ yếu tập trung tại đoạn tuyến các gói thầu sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hiện thời gian thi công của dự án chỉ còn khoảng 17 tháng, VEC đề nghị Bộ GTVT báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi các địa phương yêu cầu đẩy nhanh và bàn giao mặt bằng còn lại trước ngày 1-6 để hoàn thành dự án theo kế hoạch |
Theo QUỐC HÙNG/SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin