Theo đánh giá của ngành giao thông (GT) và lãnh đạo các tỉnh- thành trong vùng, hạ tầng GT dù đã có bước phát triển nhưng còn nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ. Nhìn nhận thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng:
Theo đánh giá của ngành giao thông (GT) và lãnh đạo các tỉnh- thành trong vùng, hạ tầng GT dù đã có bước phát triển nhưng còn nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ. Nhìn nhận thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng:
- Đối với ĐBSCL, tôi đánh giá kết nối GT chưa được tốt so với một số vùng miền. Lý do vì khu vực này có nhiều sông rạch, nên đặc thù về GT đi dọc theo các kinh, sông. Thực tế trong thời gian vừa qua, hệ thống GT tương đối yếu kém, những trục lớn liên kết vùng chưa thành hình một cách hoàn chỉnh, một số vùng có tiềm năng phát triển lớn nhưng chúng ta chưa kết nối được GT.
GT ĐBSCL yếu kém là trăn trở lớn của Bộ GTVT, do đó thời gian qua, bộ đã chỉ đạo xây dựng đề án để kết nối vùng cho khu vực này tốt hơn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Đầu tiên sẽ nghiên cứu một vị trí làm cảng lớn cho khu vực, khi xác định được vị trí chúng tôi sẽ kết nối một số hệ thống GT vào cảng lớn này để làm sao các tỉnh vận chuyển hàng hóa đến cảng này tốt hơn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tính nghiên cứu liên kết vùng. Theo đó, TP Cần Thơ là trung tâm kết nối đến TP Hồ Chí Minh, từ TP Cần Thơ đến Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), vì đây là 3 đô thị lớn của khu vực này. Sắp tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh một số quy hoạch để kết nối tốt, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của khu vực.
* Như vậy, với đặc thù của vùng ĐBSCL, phương án chủ lực để kết nối GT khu vực này là gì, thưa ông?
- ĐBSCL có đặc thù hệ thống sông ngòi chằng chịt, GT thủy phát triển, do đó chúng tôi xem xét làm sao kết nối GT thủy với GT bộ và các cảng biển. Đây là ưu tiên của Bộ GTVT. Hàng không phát triển Sân bay Cần Thơ, cảng biển sẽ chọn một vị trí để chúng ta làm để kết nối tốt nhất. Mà hiện nay, kết nối tốt nhất là đường bộ và thủy thay thế vai trò cho nhau, tập trung làm sao đưa hàng hóa xuống đường thủy và đường bộ vận tải hành khách.
Muốn làm được việc này cần có nhiều thời gian. Ngoài việc chúng tôi nghiên cứu trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, còn phải báo cáo Quốc hội để có nguồn vốn nhất định đầu tư một số trục đường. Do tình hình tài chính quốc gia khó khăn, chúng tôi sẽ chọn những con đường đột phá, mang tính quyết định cho vùng để ưu tiên đầu tư, còn những trục thứ yếu sẽ đầu tư sau. Để làm sao trong thời gian ngắn nhất có thể khai thác được thế mạnh của vùng thông qua kết nối GTVT.
* Vâng, trong bối cảnh nguồn vốn khó khăn, thì Bộ GTVT sẽ xác định hình thức nào để huy động nguồn vốn đầu tư GT, thưa ông?
- Chúng tôi nghiên cứu cần tổng hợp nhiều nguồn vốn, mang tính chất tổng lực, kết nối vùng. Những công trình mang yếu tố kinh tế- chính trị- xã hội, chúng tôi sẽ thông qua Chính phủ để đầu tư từ ngân sách nhà nước. Những con đường có thể kết hợp giữa phát triển kinh tế- xã hội và đem lại lợi nhuận cho các thành phần kinh tế khác thì chúng tôi ưu tiên hình thức PPP, như là hình thức chúng ta đầu tư đường cao tốc song hành với các quốc lộ. Dù đường cao tốc nguồn lực đầu tư rất lớn, nhưng nếu đầu tư được thì GT kết nối rất tốt, nên chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ từng dự án cụ thể sẽ có đầu tư của nhà nước và đầu tư tư nhân để chúng ta kết nối.
Ngoài ra, còn mô hình nữa là những công trình có phát sinh lợi nhuận thì chúng ta sẽ xã hội hóa toàn bộ. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu, nếu hình thành một cái cảng cho khu vực thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, bởi vì toàn bộ hàng hóa của khu vực sẽ về cảng này, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ kết nối với cảng và khi có cảng chắc chắn sẽ có nhiều khu vực dịch vụ mới hình thành… Chúng tôi đang đi theo hướng nếu các nhà đầu tư tư nhân liên kết lại cùng đầu tư cảng tư nhân và chúng tôi rất ủng hộ. Hoặc một số bến tàu, bến thủy nội địa kết nối đường biển, nếu có hiệu quả thì hoàn toàn có thể huy động vốn tư nhân xây dựng, khai thác.
* Xin cảm ơn ông.
TRẦN PHƯỚC (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin