Sau chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam, cô Tám nhận được điện thoại của con gái báo tin là thằng cháu ngoại đòi lấy xe "đi bão", khổ nỗi vợ nó đang mang thai hơn 4 tháng cũng đòi đi theo…
Sau chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam, cô Tám nhận được điện thoại của con gái báo tin là thằng cháu ngoại đòi lấy xe “đi bão”, khổ nỗi vợ nó đang mang thai hơn 4 tháng cũng đòi đi theo…
Cứ mỗi lần đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng, hàng ngàn người lại đổ ra đường ăn mừng, đô thị lại đông nghẹt người và xe.
Từ học sinh cho đến người già, kể cả những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ cũng xuống đường. Ai cũng hò hét ầm ĩ.
Nhiều người cổ vũ có đầu tư với những dàn âm thanh hiện đại đến các “đạo cụ” tự chế từ xoong nồi, thùng nhựa hay bất cứ vật gì có thể tạo ra tiếng động.
Người đô thị xa lạ mấy cũng trở nên quen. Những đoàn xe kéo dài như bất tận. Nhiều người còn đứng giữa đường chặn xe, nẹt pô, bóp kèn inh ỏi khiến giao thông luôn trong tình trạng hỗn loạn.
Để vãn hồi, lực lượng cảnh sát vẫn âm thầm túc trực tại các điểm nóng, phân luồng giao thông, xử lý khi có tình huống phát sinh.
Với dòng xe có lúc lên hàng ngàn chiếc cứ đổ dồn đến các giao lộ, rồi kẹt cứng nên tại một số giao lộ, cảnh sát bố trí lực lượng canh giữ để giảm lưu lượng xe vào khu vực trung tâm, giúp xe cộ bớt ùn ứ.
Không ít những thanh niên không đội nón bảo hiểm, chở 4- 5 người nẹt pô, rú ga, phóng bạt mạng trên đường và đó cũng là lúc các cảnh sát vào cuộc “chống bão”, góp phần bảo vệ trật tự an toàn giao thông.
Ai cũng có tinh thần dân tộc, cũng muốn biểu thị lòng yêu nước, niềm tự hào khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng. Nhưng nếu ai cũng cổ vũ một cách văn minh, thì chiến thắng đó sẽ càng ý nghĩa hơn và nhiều người bớt vất vả, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin