Vùng áp thấp trên Biển Ðông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

09:11, 17/11/2018

Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, vùng áp thấp ở nam Biển Ðông đang di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10 đến 15 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). 

Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, vùng áp thấp ở nam Biển Ðông đang di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10 đến 15 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNÐ).

Dự báo, đến chiều hôm nay (17/11), vị trí tâm ATNÐ ở khoảng 10,1 độ vĩ bắc; 112,5 độ kinh đông với sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Ðến 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm ATNÐ cách đảo Phú Quý khoảng 80 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNÐ mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNÐ, từ đêm 17 đến ngày 19/11, ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông.

* Bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo, hôm nay (17/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng yếu đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ và đến đêm 18/11 sẽ mạnh hơn.

Từ hôm nay, ở Bắc Bộ trời chuyển lạnh vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 20 đến 230C, vùng núi có nơi chuyển rét với nhiệt độ phổ biến 15 đến 170C.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to và dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, tổng lượng mưa từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019 trên cả nước phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN).

Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thiếu hụt từ 20 đến 50% so với TBNN; cảnh báo thiếu hụt lượng mưa ngay trong mùa mưa năm 2018.

Dòng chảy sông, suối ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thấp hơn TBNN từ 10 đến 30%, Nam Trung Bộ thấp hơn TBNN từ 30 đến 60%, riêng tại Khánh Hòa và Ninh Thuận có nguy cơ thiếu hụt hơn 70%.

* Ðể chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngày 16-11 Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai có văn bản gửi các địa phương và bộ, ngành liên quan chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

vận hành tích nước hồ chứa hợp lý, bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước dân sinh; bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước; sử dụng nước tiết kiệm ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để bảo đảm sử dụng hiệu quả cho cả mùa khô năm 2018 - 2019...

* Tại tỉnh An Giang, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác ứng phó với lũ đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp cho các năm tiếp theo. Thời gian qua, lũ ở ÐBSCL khiến 1.845 halúa bị thiệt hại; 5.480 nhà dân bị ngập;…

Dự báo, lũ ở ÐBSCL những năm tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, các địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác dự báo, cảnh báo để triển khai phương án ứng phó phù hợp; thực hiện gieo cấy, thu hoạch lúa hè thu sớm để tránh lũ; khuyến cáo người dân không cấy lúa vụ thu đông ở vùng đầu nguồn và những khu vực không bảo đảm an toàn để hạn chế thiệt hại…

* Tổng cục Thủy lợi vừa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức họp bàn ngành nông nghiệp các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thống nhất lịch điều tiết nước qua phát điện các hồ chứa nước thủy điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô năm 2018 - 2019 trên các lưu vực sông Cái Phan Rang và sông Lũy - La Ngà.

Theo đó, Tổng cục đề nghị các địa phương xây dựng cụ thể kế hoạch lấy nước luân phiên, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện.

* Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế có 56 hồ chứa thủy lợi và sáu hồ thủy điện, tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3. Hiện, các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đều khô cạn nước.

Tỉnh đang yêu cầu các chủ hồ theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có phương án ứng phó, tích nước hợp lý để vừa phát điện vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm môi trường vùng hạ du.

* Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cho biết, hiện nay 18 hồ chứa nước lớn do đơn vị quản lý với tổng dung tích gần 213 triệu m3.

Do mưa ít cho nên lượng nước trung bình tại các hồ hiện chỉ đạt 98 triệu m3. Lượng nước này chỉ đủ phục vụ cho sinh hoạt của người dân và một phần diện tích sản xuất nông nghiệp trong các năm 2018 và 2019. Theo dự báo, tình hình hạn hán sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới.

Theo Nhân dân

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh