Giữ mãi truyền thống tốt đẹp về người thầy

04:11, 20/11/2018

Ngày 20/11 hàng năm là dịp để ngành giáo dục ôn lại truyền thống, tôn vinh những đóng góp của những thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò tri ân những người thầy ngày đêm cùng mình viết nên những ước mơ tương lai.

Ngày 20/11 hàng năm là dịp để ngành giáo dục ôn lại truyền thống, tôn vinh những đóng góp của những thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò tri ân những người thầy ngày đêm cùng mình viết nên những ước mơ tương lai.

Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Thị Quyên Thanh trao danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu năm 2018 đến cô Nguyễn Thị Huỳnh Nga. Cô Huỳnh Nga vinh dự nhận giải thưởng KOVA 2018 ở hạng mục “Sống đẹp” sẽ được trao vào ngày 24/11.
Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Thị Quyên Thanh trao danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu năm 2018 đến cô Nguyễn Thị Huỳnh Nga. Cô Huỳnh Nga vinh dự nhận giải thưởng KOVA 2018 ở hạng mục “Sống đẹp” sẽ được trao vào ngày 24/11.

Mỗi người thầy là một tấm gương trong sáng

Trong giai đoạn đất nước phát triển, người thầy mang nét đẹp với sứ mệnh rất cao cả là làm thế nào để góp phần quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam giàu lòng yêu nước. Đó chính là vai trò và bản lĩnh của người thầy trong giai đoạn đổi mới.

Theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD- ĐT, nhiều thầy cô giáo không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy mà còn bám trường, bám lớp, vượt qua mọi khó khăn của bản thân để cống hiến cho nghề, yêu thương học sinh bằng những việc làm thiết thực, mà ở đó sự cống hiến như một lẽ tự nhiên của cuộc sống, bền bỉ gắn bó với nghề không đợi vinh danh.

Nhắc lại chuyện không chỉ hoàn thành nghiệm vụ giảng dạy, mà ở mỗi thầy cô giáo còn là một tấm gương trong sáng để học trò noi theo.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh dẫn chứng, trăn trở với những hoàn cảnh của các em lang thang cơ nhỡ, mồ côi, bất hạnh do khuyết tật hay gia đình khó khăn không được đến trường, dù đã ngoài 60 nhưng cô Nguyễn Thị Huỳnh Nga (Phường 8- TP Vĩnh Long) đã tự mở lớp, dạy học miễn phí trong suốt 18 năm qua.

Cô Nga giúp các em xóa bỏ những khiếm khuyết bệnh tật, chữa lành vết thương tâm hồn.

“Chính tình thương, sự hy sinh thầm lặng rất đỗi nhân văn này đã vượt qua không gian, lan tỏa trong cộng đồng và chạm đến trái tim của bao người. Đây là niềm tự hào của nghề dạy học”- bà Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ.

Hay như trường hợp của thầy Huỳnh Văn Thế- giáo viên Trường THPT Mang Thít khi dành trọn cuộc đời mình để truyền lửa đam mê đọc sách cho các em học sinh.

Chỉ vài tháng trước đây, hình ảnh thầy Thế cùng với học trò và một không gian sách lung linh thì giờ, thầy đã mãi mãi ra đi ở tuổi 37, để lại bao ước mơ còn dang dở.

“Thầy đã khép lại quyển sách của cuộc đời mình thật lặng lẽ, đáng trân trọng và tự hào, như một điểm sáng vụt lên trong khi văn hóa đọc ngày càng mai một và nhiều giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo bị khuất lấp giữa cuộc sống bộn bề.

Chính các thầy cô giáo đã mang thêm hương sắc mới để vườn hoa giáo dục tỉnh nhà thêm lung linh và tiềm ẩn nhiều vẻ đẹp”- bà Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết.

Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2018), Vĩnh Long có 10 giáo viên được công nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu, 33 giáo viên được công nhận danh hiệu Viên phấn vàng. Tính đến nay, toàn tỉnh có 65 thầy cô giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”; 122 “Gia đình Nhà giáo tiêu biểu”; 493 giáo viên Viên phấn vàng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời, các thầy cô giáo ngành giáo dục đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, tâm huyết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đây là các kết quả rất quan trọng trong sự nghiệp GD-ĐT, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Trọn vẹn giá trị tôn sư trọng đạo

Thầy Nguyễn Quốc Duy bên tủ đồ vui vẻ “Cho và nhận”.
Thầy Nguyễn Quốc Duy bên tủ đồ vui vẻ “Cho và nhận”.

Những người thầy đang từng ngày, từng đêm cùng với học trò của mình chăm bồi vào những con thuyền ước mơ cho tương lai tốt đẹp.

Nhưng ở xã hội hiện tại với nhiều bộn bề, truyền thống tôn sư trọng đạo có phần mai một. Một giáo viên trẻ đang công tác tại một trường học ở TX Bình Minh chia sẻ, nhiều lúc mệt mỏi vì nhiều áp lực, trong đó đáng nói là địa vị của người thầy hiện nay có lẽ không còn như trước.

Tuy nhiên, giáo viên này cũng cho biết, mình yêu nghề nên sẽ quyết trụ được với nghề. “Nghề giáo như một xã hội thu nhỏ, nên mình phải cố gắng để cùng viết tiếp những ước mơ của các em học sinh.

Và sự tôn trọng của học sinh, của xã hội là động lực vô cùng lớn lao để thầy cô giáo hết lòng với nghề”- giáo viên này chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời đề nghị thời gian tới cần thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Là giáo viên giỏi tỉnh và vừa đạt danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu, cô Nguyễn Ngọc Thùy- giáo viên Trường Tiểu học Hòa Bình D (Vũng Liêm) lúc nào cũng dành một tình yêu thương vô điều kiện với các học trò, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn.

Thời gian qua, cô đã vận động xây mới 3 căn nhà mơ ước cho học sinh nghèo và sửa 1 căn nhà, tổng giá trị 120 triệu đồng.

Không chỉ thế, cô Thùy còn vận động mua 13 máy may công nghiệp để giúp đỡ gia đình học sinh may và may gia công tại các cơ sở, nhằm có thu nhập cho các em trang trải chi phí học tập.

Đó chỉ là một vài nét nổi bật trong công tác giáo dục và hoạt động, nhưng chính vì những nỗ lực với cả tấm lòng, cô Thùy luôn được học sinh kính trọng, phụ huynh yêu mến.

“Bản thân tôi rất tự hào, khi mình chọn làm nghề giáo. Nếu có được sự lựa chọn, dù một hay nhiều lần nữa thì tôi vẫn sẽ chọn nghề giáo”- cô Thùy chia sẻ.

Là giáo viên đạt danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu, thầy Nguyễn Quốc Duy- giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn) cho biết, hiện nay có một số ít giáo viên đã làm giảm đi sự uy tín của nghề, giảm đi sự tin tưởng của phụ huynh đối với mình.

Do đó, bản thân tôi luôn nỗ lực cố gắng trau dồi kiến thức, học tập, trao đổi với đồng nghiệp để chứng minh với xã hội, phụ huynh thấy được nghề giáo luôn là nghề cao quý.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh- Giám đốc Sở GD- ĐT- chia sẻ: Trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời phong kiến, người thầy đã in đậm trong tâm thức mỗi người là hình ảnh những ông đồ mẫu mực. Khi dân tộc kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương thì hình ảnh người thầy hiên ngang với cây súng và ba lô trên vai mang theo hành trang là con chữ. Ngày nay, với các mục tiêu đề ra, đòi hỏi ngành giáo dục phải phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao, mỗi thầy cô giáo không ngừng học tập và rèn luyện để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp về người thầy.

Bài, ảnh: KHÁNH DUY

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh