Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh- Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã cố gắng xây dựng bước đầu hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh- Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã cố gắng xây dựng bước đầu hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bên cạnh ban hành nhiều chính sách, kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp, nhiều tỉnh- thành cũng giao nhiệm vụ thúc đẩy khởi nghiệp cho các đơn vị nòng cốt. Gần đây, có thêm sự tham gia của hội phụ nữ cũng như các trường CĐ, ĐH, dạy nghề vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, phân tích của bà Thương Linh cho thấy, nếu lấy tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới của ĐBSCL so với cả nước trong những năm gần đây làm cơ sở đánh giá thì chưa thấy hiệu quả của việc thúc đẩy khởi nghiệp thời gian qua.
Theo Bộ Kế hoạch- Đầu tư, năm 2014, tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới của ĐBSCL so với cả nước là 8,07%, nhưng năm 2015 giảm còn 7,61%, năm 2016 tiếp tục giảm 7,17% và năm 2017 giảm chỉ còn 7,09%.
Để thúc đẩy khởi nghiệp ở ĐBSCL hiệu quả hơn, bà Thương Linh cho rằng các địa phương, cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể được giao nhiệm vụ nên có chiến lược, kế hoạch thực hiện cụ thể và công khai hơn.
Cùng với việc liên kết, phối hợp giữa các cơ quan giúp tối đa hóa sức mạnh nguồn lực cho hoạt động khởi nghiệp; quan trọng nhất là tạo niềm tin đối với cộng đồng doanh nghiệp về sự đồng bộ và nghiêm túc trong việc thuận lợi hóa các điều kiện khởi nghiệp.
AN- THẢO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin