Sạt lở, nỗi lo còn đó...

05:06, 19/06/2018

Đầu mùa mưa đến nay, toàn tỉnh xảy ra 10 điểm sạt lở lớn tập trung ở các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Bình Tân và TX Bình Minh, trong số này có 6 điểm sạt lở nguy hiểm. Sạt lở làm mất khoảng 363m bờ sông, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 23 hộ dân sinh sống và thiệt hại 1,12ha ao cá. 

 

Thời điểm cuối tháng 5, UBND tỉnh Vĩnh Long công bố thiên tai do sạt lở bờ sông tại ấp Phong Thới (thị trấn Vũng Liêm) với rủi ro thiên tai cấp độ 1. Trước đó, UBND tỉnh cũng đã công bố thiên tai do sạt lở bờ sông Hậu (phường Thành Phước- TX Bình Minh).
Thời điểm cuối tháng 5, UBND tỉnh Vĩnh Long công bố thiên tai do sạt lở bờ sông tại ấp Phong Thới (thị trấn Vũng Liêm) với rủi ro thiên tai cấp độ 1. Trước đó, UBND tỉnh cũng đã công bố thiên tai do sạt lở bờ sông Hậu (phường Thành Phước- TX Bình Minh).

Đầu mùa mưa đến nay, toàn tỉnh xảy ra 10 điểm sạt lở lớn tập trung ở các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Bình Tân và TX Bình Minh, trong số này có 6 điểm sạt lở nguy hiểm. Sạt lở làm mất khoảng 363m bờ sông, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 23 hộ dân sinh sống và thiệt hại 1,12ha ao cá.

Ước giá trị thiệt hại trên 7,8 tỷ đồng. Trong đó, 2 điểm sạt lở đã được UBND tỉnh công bố thiên tai do sạt lở.

Gần đây, khu vực sạt lở Khóm 1 (phường Thành Phước- TX Bình Minh) đã sạt lở thêm 1 đoạn dài khoảng 30m, rộng khoảng 4m làm ảnh hưởng trực tiếp thêm 7 hộ dân.

Công trình gia cố tạm thời đoạn sạt lở (dài 40m) trước đó cũng bị ảnh hưởng. Kể từ khi xảy ra sạt lở ngày 8/5 đến nay, chiều dài sạt lở nơi đây đã lên đến 130m, ăn sâu vào đất liền có nơi lên đến 6m, ảnh hưởng trực tiếp 23 hộ dân.

Khu vực sạt lở này hiện còn 140m có thể tiếp tục sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng đến gần 30 hộ dân khác. Qua khảo sát của chính quyền địa phương thì phần lớn các hộ dân nơi đây có nguyện vọng chính quyền gia cố và làm bờ kè để người dân an tâm sinh sống lâu dài.

Ông Lê Văn Dũng- người dân sinh sống tại khu vực sạt lở Khóm 1 (phường Thành Phước)- than rằng : Ở lại đây thì quá nguy hiểm nhưng nếu đi nơi khác thì cũng rất khó. Mặc dù được cấp nền nhà nhưng người dân ở đây không đủ khả năng để xây nhà”.

Sống ở khu vực sạt lở đã hơn 40 năm, bà Đỗ Thị Thu Vân thì mong muốn Nhà nước sớm đầu tư xây bờ kè, vì làm ăn sinh sống ở đây đã quen rồi, giờ đi chỗ khác không biết phải làm gì sống, chưa kể chuyện cất nhà thì bà không lo nổi tiền.

Cách không xa điểm sạt lở nơi đây, tuyến kinh Hai Quý khu vực giáp ranh thuộc huyện Bình Tân cũng là điểm nóng sạt lở vào mỗi mùa mưa bão.

Ngày 22/5, trên tuyến kinh này đoạn thuộc Tổ 26 (ấp Thành Phú, xã Thành Lợi) đã xảy ra 1 điểm sạt lở dài 13m, xoáy sâu vô đất liền 3m và gần kề bên lại có thêm 1 vết nứt mới dài gần 4m, cách bờ 3,5m. Vị trí sạt lở này chỉ cách hàng rào nhà bà Bùi Thị Kim Chi (địa chỉ trên) chỉ khoảng 2m.

Như vậy, tính từ đợt sạt lở đầu tiên trong tháng 5 đến nay, trên tuyến kinh Hai Quý (thuộc địa bàn Khóm 1, phường Thành Phước- TX Bình Minh) và ấp Thành Phú (xã Thành Lợi- Bình Tân) đã nhiều lần xảy ra sạt lở với tổng chiều dài hàng trăm mét, xoáy sâu vào bờ từ 2- 8m, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục hộ dân.

Điểm nóng sạt lở bờ kinh Hai Quý (Khóm 1, phường Thành Phước- TX Bình Minh).
Điểm nóng sạt lở bờ kinh Hai Quý (Khóm 1, phường Thành Phước- TX Bình Minh).

Qua khảo sát của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bình Tân, toàn huyện hiện có 9 đoạn sạt lở dọc các tuyến kinh: Huyện Hàm (xã Tân Bình), Hai Quý, Chú Bèn (xã Thành Lợi), Ban Soạn và Câu Dụng (xã Thành Trung); đoạn ven theo sông Hậu từ vàm kinh Hai Quý đến bến đò Cồn Khương, đoạn dọc theo sông Bà Đồng (xã Tân Bình) và đoạn dọc kinh Xã Hời (xã Tân An Thạnh). Tổng chiều dài các đoạn sạt lở lên đến hàng ngàn mét.

Gần đây, đoạn đường giao thông nông thôn ở Tổ 2 (ấp Tân Bình, xã Tân Hạnh- Long Hồ) tiếp tục sạt lở, ăn sâu vào bờ thêm khoảng 1m. Theo người dân nơi đây, trong vòng chưa đầy 1 tháng đoạn đây đã sạt lở 2 lần với tổng chiều dài trên 5m và ăn sâu vào trong khoảng 3m. Hiện tại, chiều ngang con đường này còn khoảng 2m.

Trong khi đó, bên trong là một ao nuôi cá của người dân nên nếu sạt lở tiếp tục có thể làm đứt ngang con đường. Trong khi đó, đây là một trong những tuyến đường giao thông chính của nhiều hộ dân trong ấp.

Bà Phạm Thị Mảnh- người dân ấp Tân Bình (xã Tân Hạnh)- cho biết, đoạn đường này nhà cửa khá đông, người dân qua lại đây nhiều nên con đường này mà tắc là rất khó khăn vì không còn đường nào khác để đi. Chưa kể, sạt lở như vậy thì học sinh đi lại rất nguy hiểm.

Một điểm sạt lở được người dân đặt bảng cảnh báo nguy hiểm.
Một điểm sạt lở được người dân đặt bảng cảnh báo nguy hiểm.

Được biết khu vực này là ngã tư sông, khi nước ròng thì dòng nước từ phía đối diện đạp thẳng vào đây. Để phòng sạt lở, người dân nơi đây đã tự gia cố và trồng bần để giữ đất. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều ghe tàu lớn đến khu vực này neo đậu khiến tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Theo ông Phạm Văn Phương (ấp Tân Bình, xã Tân Hạnh), chủ ghe tàu vào đây đậu cứ cột dây vô cây bần chứ không thả neo nên làm cho nhiều cây bần bị gãy đổ, bật gốc, không còn bần nên bờ sông lại tiếp tục sạt lở.

Theo nhận định của Đài Khí tượng- Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, sạt lở bờ sông thường xuyên xảy ra với cấp độ mạnh và phạm vi rộng. Nguyên nhân chính gây ra sạt lở là do chênh lệch mực nước giữa đỉnh và chân triều khá lớn (khoảng 2,52m) gây mất cân bằng áp lực nước.

Bài, ảnh: THÀNH LONG- HUỲNH NGHIÊM

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh