Ngày 8/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Và đa số đại biểu nhất trí cao với việc ban hành luật này.
Ngày 8/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Và đa số đại biểu nhất trí cao với việc ban hành luật này.
Dự thảo luật quy định, nhiệm vụ của cảnh sát biển là bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn…
Với những nhiệm vụ như thế, đại biểu đề nghị phải xây dựng lực lượng cảnh sát biển chính quy, hiện đại, tinh nhuệ vì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển nước ta là vấn đề chiến lược lâu dài.
Cần bổ sung trong luật nội dung xây dựng lực lượng vững mạnh về tổ chức, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển, đảm bảo tốt trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật và hậu cần, nâng cao năng lực hợp tác quốc tế.
Trong đó, việc trang bị các loại vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật và vật chất hậu cần phù hợp, đáp ứng yêu cầu cơ động và tác chiến là một trong những ưu tiên hàng đầu. Về chế độ, chính sách đối với cảnh sát biển luật cần quy định cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam khi phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ ưu đãi với mức cao hơn các đối tượng khác hoạt động trên biển.
Hiện nay ngoài cảnh sát biển vẫn còn có lực lượng khác như kiểm ngư, hải quan, để khẳng định vị trí, chức năng của cảnh sát biển đề nghị bổ sung quy định, lực lượng cảnh sát biển là nồng cốt, chủ trì còn các đơn vị còn lại chỉ phối hợp thực hiện để tránh chồng chéo, xung đột, mâu thuẫn về nhiệm vụ, khoảng trống về trách nhiệm trên biển.
TÂM HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin