Nên giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh từ năm đầu cấp

05:06, 13/06/2018

Ngày 13/6/2018, đại biểu Quốc hội Lưu Thành Công- đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự án luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). 

 

Ngày 13/6/2018, đại biểu Quốc hội Lưu Thành Công- đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự án luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).  

“Dự án luật trình lần này khá toàn diện, tuy nhiên, trong dự thảo vẫn còn một số điều khoản còn dài dòng, khó tiếp cận, chỉ mang tính lý luận chung chưa mang tính thực tiễn, chưa mang tính dự báo, chưa thể hiện tính chiến đấu bằng các quy phạm buộc mọi người phải thực hiện như quy định về phòng ngừa tham nhũng, minh bạch kiểm soát tài sản thu nhập và phát hiện tham nhũng.   

Đóng góp cụ thể, với quy định trách nhiệm của MTTQVN và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát việc thực hiện về phòng chống tham nhũng và giải quyết vụ việc, vụ án tham nhũng tôi rất băn khoăn về quy định này.

Mặt trận tham gia giám sát pháp luật về phòng chống tham nhũng, khi phát hiện có vấn đề tham nhũng thì đề xuất, kiến nghị, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ việc tham nhũng là đúng chứ giao cho MTTQ trực tiếp có nhiệm vụ giải quyết vụ việc, vụ án tham nhũng tôi cho rằng quy định này khó thực hiện. Về mặt pháp lý, MTTQ và các tổ chức thành viên không có chức năng giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm nội dung này.

Đối với quy định các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh năm cuối cấp phổ thông trung học, sinh viên và cán bộ công chức, viên chức.

Quy định này tôi cho là chưa phù hợp với những nguyên lý giáo dục truyền thống của người Việt Nam và chưa phù hợp thực tiễn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Con người từ khi sinh ra đến khi lên 2, lên 3 tuổi khi có quan hệ giao tiếp thì gia đình, trước nhất là cha mẹ đã bắt đầu giáo dục đức tính trung thực cho các em. Hiện nay khi vào lớp 1 thì các em đã được giáo dục đức tính này và nó gắn xuyên suốt trong chương trình giáo dục phổ thông.

Tùy vào cấp học, độ tuổi thì chương trình sẽ có những nội dung giảng dạy cho phù hợp, đức tính trung thực này chính là tiền đề hình thành tính liêm khiết của cán bộ đảng viên của chúng ta hiện nay trong quá trình thực thi công vụ. Nếu quy định như dự thảo luật thì các em sẽ có một khoảng trống 12 năm mà tôi cho rằng 12 năm này là rất cần cần và rất dễ dàng giúp các em hình thành đức tính trung thực, liêm khiết.

Vì vậy tôi đề nghị bỏ cụm từ năm cuối cấp phổ thông trung học khoản này viết lại như sau “Các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách lối sống nhằm phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức ” là đủ”.

TÂM HUỲNH (ghi) 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh