"Giải quyết ô nhiễm nhựa và ny lông" là chủ đề ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2018. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất 4 lần, khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ và phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp.
“Giải quyết ô nhiễm nhựa và ny lông” là chủ đề ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2018. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất 4 lần, khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ và phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp.
Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ tồn tại trong các đại dương nhiều thế kỷ.
Chai nhựa, túi ny lông, hộp đựng đồ ăn cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.
Cho nên, mọi người cần cùng nhau thay đổi thói quen hàng ngày, nói không với sản phẩm nhựa, túi ny lông… Đặc biệt, ở đô thị- nơi đông dân cư, hoạt động mua bán nhộn nhịp… nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa, túi ny lông rất lớn thì người dân càng cần nâng cao ý thức.
Bên cạnh đó, người dân tại đô thị cần nói không với việc đốt rác. Bởi lẽ, đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng là hành vi bị cấm, bị xử phạt hành chính từ 1- 2 triệu đồng.
Trong khi, tại các đô thị, nhà ven các tuyến đường xe 4 bánh có thể lưu thông thì đã có xe thu gom rác đến tận nơi.
Còn ở các tuyến đường nhỏ, hẻm thì cũng đã có người đến tận nhà thu gom, trung chuyển rác. Cho nên, đốt rác thật ra là hành động thừa, là thói quen xấu, cần khắc phục ngay.
NAM ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin