Theo ngành xây dựng tỉnh, TP Vĩnh Long hiện đang mở rộng và có xu hướng tiếp tục kéo dài một cách tuyến tính: dọc theo sông Cổ Chiên, QL1, QL53, dọc đường Phạm Thái Bường (Phường 4) và đường Mậu Thân (Phường 3). Đường giao thông được mở rộng ven sông, rạch; nhà cửa mọc lên theo đó.
Theo ngành xây dựng tỉnh, TP Vĩnh Long hiện đang mở rộng và có xu hướng tiếp tục kéo dài một cách tuyến tính: dọc theo sông Cổ Chiên, QL1, QL53, dọc đường Phạm Thái Bường (Phường 4) và đường Mậu Thân (Phường 3). Đường giao thông được mở rộng ven sông, rạch; nhà cửa mọc lên theo đó.
Ưu điểm của phương án này là tận dụng các trục đường hiện có, ít phải mở đường mới. Tuy nhiên, nhược điểm là khoảng cách đến khu vực nội thành, giữa các trọng điểm xa nên sự liên kết yếu.
Tập trung lượng giao thông lớn trên đường trục- nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Trong khi, hiệu quả thấp trong xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển; dân số phân tán, không tạo nên sự sầm uất cho khu trung tâm.
Trong khi, cấu trúc tập trung có nhiều ưu điểm hơn. Theo đó, cấu trúc tập trung nghĩa là tập trung các chức năng đô thị ở trung tâm. Hạt nhân là trung tâm đô thị hiện hữu, mở rộng theo hình rẽ quạt về các hướng xung quanh.
Ưu điểm của phương án này là khoảng cách giữa các trọng điểm gần, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các trọng điểm.
Nhờ mạng lưới đường vành đai và đường hướng tâm, lượng giao thông được phân tán, tránh ùn tắc. Bên cạnh, đạt hiệu quả tốt trong xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển; dân số xung quanh khu vực trung tâm tăng lên, tạo sự sầm uất cho khu vực trung tâm…
Với những ưu điểm kể trên, cấu trúc tập trung là phương án được chọn trong điều chỉnh quy hoạch chung TP Vĩnh Long đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Thiết nghĩ, không riêng TP Vĩnh Long mà các đô thị khác trong tỉnh nên nghiên cứu áp dụng ưu điểm của phương án này trong phát triển.
NAM ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin