Sạt lở, ngập úng, đổ ngã cây xanh, biển báo… là những nỗi lo ở đô thị mỗi khi mùa mưa đến. Năm nay, theo dự báo, mùa mưa không những đến sớm hơn mà còn có thể xảy ra mưa to, có giông, trong cơn giông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.
Sạt lở, ngập úng, đổ ngã cây xanh, biển báo… là những nỗi lo ở đô thị mỗi khi mùa mưa đến. Năm nay, theo dự báo, mùa mưa không những đến sớm hơn mà còn có thể xảy ra mưa to, có giông, trong cơn giông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.
Song các biện pháp chống mưa bão ở đô thị, phần lớn mang tính tạm thời, chữa cháy, chưa có biện pháp căn cơ, lâu dài.
Mưa là lo lở, lo ngập
Một trong những vấn đề đáng quan tâm trong mùa mưa đó chính là sạt lở, nhất là sạt lở ở đô thị. Bởi đô thị là nơi tập trung nhiều dân cư ven sông, nhà cửa san sát.
Điển hình như nhiều vụ sạt lở ở TX Bình Minh, Long Hồ đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, an toàn của người dân, khiến nhiều người sống trong lo âu, phập phồng.
Phường Thành Phước (TX Bình Minh) là một trong những điểm nóng, có xảy ra sạt lở hàng năm, nhất là đoạn kinh Hai Quý- năm nào cũng sạt lở.
Ông Trần Văn Tám- Phó Chủ tịch UBND phường Thành Phước- cho hay: Năm nay sạt lở nhiều nhất và gây thiệt hại nhất trong những năm gần đây.
Chỉ trong mấy ngày, đoạn sạt lở đã kéo dài hàng chục mét, ảnh hưởng hàng chục hộ dân, có đoạn bứt luôn đường đan xuống sông. Địa phương đã tiến hành gia cố tạm thời, cắt giao thông, di dời tài sản nhà dân. Hiện đoạn này có nguy cơ sạt lở thêm 200m, ảnh hưởng hơn 30 hộ dân.
Phường đã vận động các hộ tháo dỡ mái hiên nhà dưới mé sông, cho cao su chắn sóng tạm thời. Các hộ dân này cũng chủ động phòng chống sạt lở, nhiều hộ chỉ dám ở phần nhà phía sau.
Đỡ hơn TX Bình Minh, Mang Thít cũng xảy ra nhiều vụ sạt lở tuy nhiên đã được gia cố kịp thời. Ông Lê Thanh Bình- quyền Chủ tịch thị trấn Cái Nhum (Mang Thít)- cho hay:
Cắt tỉa cây xanh... |
Thị trấn cũng chủ động thực hiện ứng phó sạt lở trong mùa mưa bão với phương châm “4 tại chỗ”, cho gia cố các điểm xuống cấp, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ đê bao, đồng thời đề nghị huyện khảo sát các tuyến đường, đê bao xung yếu để có kế hoạch nâng cấp kịp thời.
Mấy năm nay, thị trấn cũng có xảy ra một số điểm sạt lở, tuy nhiên, đã được gia cố kịp thời, bảo vệ an toàn, tài sản cho người dân. Dự kiến, sau khi dự án đê bao sông Măng hoàn thành, thị trấn sẽ không lo sạt lở nữa.
Không chỉ lo sạt lở, điệp khúc hễ mưa là ngập ở đô thị- cứ hẹn lại lên mỗi khi có mưa lớn hay triều cường, khiến không ít người dân ngán ngẩm.
Ngoài TP Vĩnh Long, TX Bình Minh- thường xảy ra ngập nặng khi mưa, thì thị trấn Vũng Liêm cũng có xảy ra tình trạng ngập cục bộ mỗi khi mưa lớn.
Ông Nguyễn Văn Thanh Thảo- Chủ tịch UBND thị trấn Vũng Liêm- cho biết: Hiện nội ô thị trấn có 4 tuyến đường chưa có vỉa hè, chưa có hệ thống thoát nước là đường số 1, số 2, số 3, số 4 nên chủ yếu là thoát nước bề mặt lộ.
Trong khi đó, tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có hệ thống thoát nước nhưng thỉnh thoảng khi có mưa lớn cũng có xảy ra ngập ở một số điểm.
Đổ ngã cây xanh, biển báo cũng là vấn đề đáng lo ở đô thị. Mới đây, mưa giông, kèm lốc xoáy đã làm một bảng quảng cáo ngoài trời ở TX Bình Minh đổ sập, khiến nhiều người “hú vía”.
Tuy còn may là vụ việc không gây thiệt hại về người, nhưng đây cũng là một tiếng chuông cảnh báo về tình trạng an toàn biển báo hiện nay.
Chỉ là giải pháp tạm thời
Chuẩn bị ứng phó với mùa mưa, nhiều địa phương cũng đã có nhiều biện pháp phòng chống ngập úng. Để hạn chế ngập úng trong mùa mưa, Giám đốc Xí nghiệp vệ sinh môi trường Phan Thanh Hiền cho hay:
Trước và trong mùa mưa, xí nghiệp đã cho nạo vét tạp chất miệng thu nước hố gas, cống ngầm, rãnh thoát nước ở các tuyến đường chính nội ô, thường xuyên kiểm tra các miệng thu lưới chắn rác, vỉa hè bị sụp hư, bể, không kín để xử lý kịp thời, vận động người dân không bỏ rác, vật cản vào miệng thu hố gas, tháo dỡ những vật che chắn tại các miệng thu hố gas.
..., nạo vét cống chuẩn bị cho mùa mưa. |
Phân công công nhân trực thường xuyên trong mùa mưa, bão để khai thông nạo vét tạp chất, lá cây… ở các miệng thu nước trước khi trời mưa lớn, đảm bảo thoát nước nhanh, hạn chế gây ngập úng.
Không chỉ lo đường thoát nước, hệ thống cây xanh, biển báo ở đô thị cũng được chú ý trong mùa mưa. Ông Ngô Thành Thía- Giám đốc Công ty CP Công trình công cộng Vĩnh Long- cho biết:
Theo Xí nghiệp Công viên cây xanh, hiện TP Vĩnh Long có trên 1.400 cây mới trồng, trên 7.300 cây loại 1 và 265 cây loại 3. Trước mùa mưa bão sẽ tiến hành rong mé 23 cây loại 1 và 34 cây loại 3, chủ yếu là các cây xà cừ, cồng, bã đậu, lim xẹt… ở các tuyến đường như: Trưng Nữ Vương, 30 Tháng 4 (Phường 1), Lê Thái Tổ (Phường 2), Mậu Thân (Phường 3), Trần Phú (Phường 4)... |
Song song với việc thêm trạm bơm nước, thay thế các van, cổng thu nước xuống cấp, công ty đã cho khảo sát các cây xanh, cổ thụ, nhất là cây có khả năng gãy đổ, các cây khô ở các tuyến đường Mậu Thân, Trưng Nữ Vương,...
Bên cạnh việc rong mé các cây không an toàn, sẽ còn cho cắt tỉa các cây che chắn tầm nhìn, đảm bảo an toàn cho việc lưu thông.
Ông Nguyễn Văn Thanh Thảo cho biết: Chuẩn bị cho mùa mưa bão tới, thị trấn đã có đề nghị hỗ trợ rong mé cây xanh, quét dọn, do tuyến đường này có nhiều cây xanh, khi mưa gió rơi rụng rất nhiều, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Đồng thời cũng tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, không xả rác bừa bãi làm nghẹt hố gas, giữ gìn vệ sinh đô thị.
Có thể thấy, những giải pháp chống sạt lở bờ sông, bờ kinh chỉ mang tính chất tạm thời. Do đó, bên cạnh tìm ra các giải pháp đồng bộ về lâu dài, ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn, khắc phục khẩn cấp sạt lở tại các khu vực xung yếu, không để lan rộng ảnh hưởng đến khu dân cư.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ, phòng chống sạt lở, không xây cất nhà cửa lấn chiếm bờ sông, không khai thác đất cát ven sông, di dời nhà ở đến nơi an toàn…
Theo ông Trần Văn Tám nguyên nhân khiến sạt lở ở kinh Hai Quý ngày càng nghiêm trọng là do xà lan qua lại nhiều trên tuyến sông này, lại di chuyển gần bờ, gây xói mòn, tạo hàm ếch, đồng thời kết hợp triều cường và mưa lớn khiến sạt lở nhanh và nhiều hơn.
Địa phương cũng chỉ có giải pháp chống tạm thời. Về lâu dài, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết bởi đoạn kinh này năm nào cũng lở.
Theo Th.s Nguyễn Hữu Thiện- chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, ngập ở đô thị có nhiều nguyên nhân. Hiện nhiều tỉnh ở ĐBSCL đang bị lún. Cụ thể, trong 25 năm qua, Sóc Trăng đã lún 35cm, Cần Thơ lún 20cm, Vĩnh Long lún 25cm. Muốn giải quyết căn cơ phải “trị bệnh” cho đồng bằng. Khắp nơi khai thác nước ngầm để sử dụng trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất công nghiệp như thế thì mực nước ở các tầng nước ngầm không cạn kiệt gây sụt lún mới lạ. Làm bờ kè chỉ là giải pháp “giảm đau”, tạm thời, bởi tất cả công trình đều có tuổi thọ, trong khi phí bảo dưỡng công trình lại cao. |
Bài, ảnh: THẢO NGUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin