Nghe như đùa nhưng đó là sự thật. Trong các bữa tiệc hay trước các cuộc hẹn, không ít người cố tình đến trễ 5- 10 phút, thậm chí nửa tiếng bởi "rút kinh nghiệm" những lần đi đúng giờ thì phải đợi, thành ra đi đúng giờ mà thành… đi sớm. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ "bệnh giờ dây thun".
Nghe như đùa nhưng đó là sự thật. Trong các bữa tiệc hay trước các cuộc hẹn, không ít người cố tình đến trễ 5- 10 phút, thậm chí nửa tiếng bởi “rút kinh nghiệm” những lần đi đúng giờ thì phải đợi, thành ra đi đúng giờ mà thành… đi sớm. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ “bệnh giờ dây thun”.
Ở một góc độ nào đó, còn có thể xem cố tình đi trễ là một “bước tiến” của “bệnh” này. Bởi lẽ, thay vì chỉ có một số người xài giờ dây thun thì để đối phó (hoặc thích ứng), lại có thêm số khác cố tình đi trễ. Vậy ra, số đi trễ càng nhân rộng, ảnh hưởng đến cả tập thể.
Trong đó, đi trễ xảy ra khá phổ biến ở đô thị. Dễ thấy nhất là khi mời tiệc cưới hỏi, sinh nhật… gia chủ ở đô thị thường lo đến giờ làm lễ mà khách còn thưa vắng. Vì sao người đô thị thường đến trễ?
Do công việc bận rộn, do thói quen hay do ngán đợi… Và liệu sự trễ nải này có trở thành một “nét xấu đô thị” trong tương lai?
Ngày nay, nơi nơi đều hướng đến xây dựng nếp sống văn minh. Trong đó, đô thị là bộ mặt nên người đô thị càng cần nêu gương.
Cụ thể, nếu biết rõ sự trễ nải của mình sẽ gây phiền hà đến người khác thì cần sắp xếp việc riêng cho khoa học để đúng giờ.
Về lâu dài, để không còn “bệnh trễ giờ”, các đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt đối với người ở phố.
NAM ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin