BOT phải xả trạm nếu ùn tắc từ 700m trở lên: Có ai giám sát?

09:02, 09/02/2018

Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc đều chủ động phương án ứng phó đảm bảo ATGT, có kế hoạch xả trạm nếu xảy ra ùn tắc.

Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc đều chủ động phương án ứng phó đảm bảo ATGT, có kế hoạch xả trạm nếu xảy ra ùn tắc.

Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc đều chủ động phương án ứng phó đảm bảo ATGT, có kế hoạch xả trạm nếu xảy ra ùn tắc giao thông.
Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc đều chủ động phương án ứng phó đảm bảo ATGT, có kế hoạch xả trạm nếu xảy ra ùn tắc giao thông.

Đó là chỉ đạo và là yêu cầu bắt buộc của Bộ GTVT. Theo đó, để đảm bảo giao thông qua các trạm thu giá được thông suốt và an toàn, Bộ GTVT đã chỉ đạo các nhà đầu tư BOT khi xảy ra ùn tắc từ 700m trở lên do bất cứ vấn đề gì đều phải xả trạm để giải quyết ùn tắc.

Nhận định việc ùn ứ giao thông tại các điểm BOT dọc QL1 chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông đi lại của người dân, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết. Trước lo ngại vào dịp Tết sẽ tái diễn tình trạng lái xe dùng tiền lẻ để trả tiền mua vé, dừng xe tại trạm thu giá, gây ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, các tài xế không nên dùng các biện pháp tiêu cực gây ùn tắc, ảnh hưởng đến những người có công việc, nhu cầu cần phải đi lại nhanh.

“Không nên phản ứng bằng những hành vi gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến nhiều người khác. Chúng tôi đã chỉ đạo trạm BOT lắp 2 làn riêng ở lề đường để giải quyết những trường hợp thắc mắc, phản ứng về phí. Xe nào có thắc mắc, phản đối thì mời vào đó để giải quyết, dành đường cho những xe khác đi”, ông Huyện nói.

Cũng theo ông Huyện, để đảm bảo giao thông qua các trạm thu giá được thông suốt và an toàn, Bộ GTVT đã chỉ đạo các nhà đầu tư BOT khi xảy ra ùn tắc từ 700m trở lên do bất cứ vấn đề gì đều phải xả trạm để giải quyết ùn tắc.

“Cùng với việc cắm biển cấm dừng xe quá 5 phút tại trạm thu giá, Tổng cục Đường bộ Viêt Nam đã cử 7 đoàn làm việc với các nhà đầu tư BOT, các địa phương để tăng cường tuyên truyền và xử lý nghiêm các lái xe cố tình gây ách tắc giao thông tại trạm thu giá, đảm bảo điều kiện lưu thông thông suốt của người dân, đặc biệt dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018”, ông Huyện nói.

“Về lâu dài, để giảm ùn tắc tại các trạm thu giá phải áp dụng thu giá tự động không dừng. Sau khi triển khai xong 28 trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh, Tổng cục sẽ đốc thúc toàn bộ trạm do Bộ GTVT và địa phương quản lý thực hiện lắp thu phí tự động. Việc này phải hoàn thành trong năm 2019 theo chỉ đạo của Thủ tướng”, ông Huyện cho biết và khẳng định: “Việc thu phí tự động giúp xe đi qua trạm nhanh hơn, giảm ùn tắc. Khi đó, các phương tiện lưu thông đã lắp thẻ VETC đi trên tuyến sẽ không còn gặp trở ngại nào, đảm bảo sự thông suốt, tránh gây bức xúc do ùn ứ như dịp Tết. Điều quan trọng nhất là giúp quản lý thu giá minh bạch tại các trạm”.

Trước đây, Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ cũng đã có văn bản yêu cầu kiểu này. Tuy nhiên, thực tế tại các trạm thu giá, tình trạng ùn ứ kéo dài, nhưng chủ đầu tư quyết không “xả trạm” như văn bản yêu cầu.

Thậm chí, một số tuyến BOT, các lái xe nghi ngờ có sự chuẩn bị sẵn “kịch bản” tắc đường, va chạm giao thông từ xa trạm thu phí để “điều tiết” giao thông qua trạm, tận thu phí.

“Tôi mong rằng Bộ GTVT và Tổng cục đường bộ  phải có biện pháp giám sát. Nhiều lần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, xe ô tô ùn dài cả chục cây số, có bao giờ xả trạm đâu. Mỗi lần như vậy khổ lắm, 3, 4 tiếng đồng hồ mà chưa qua khỏi đoạn đường 30km”, anh Tiến, một lái xe đề nghị.

Theo VOV.VN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh