Xôn xao dư luận về công trình nghiên cứu "Tiếng Việt hay Tiếq Việt" của PGS. TS Bùi Hiền chỉ vừa mới tạm lắng thì nay tác giả Nguyễn Sóng Hiền (nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH
Xôn xao dư luận về công trình nghiên cứu “Tiếng Việt hay Tiếq Việt” của PGS. TS Bùi Hiền chỉ vừa mới tạm lắng thì nay tác giả Nguyễn Sóng Hiền (nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH
Theo ông Sóng Hiền, mặc dù thành công về phong cách viết nhưng xét về khía cạnh đạo đức và giáo dục, ông cho rằng tác phẩm Chí Phèo không có giá trị nhiều, ngược lại có thể tác động xấu đến nhận thức của học sinh.
Đề xuất của ông Sóng Hiền gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều trên cộng đồng mạng. Vì phần lớn cư dân mạng cho rằng muốn hiểu giá trị của tác phẩm văn học thì phải đặt vào hoàn cảnh ra đời, thời đại, ngữ cảnh của nó.
Bởi một phần giá trị tác phẩm nằm ở thời đại mà nó phản ánh. Đừng nhìn bằng “con mắt hiện đại” mà phủ nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm thời kỳ trước. Và càng không nên mang góc nhìn có tính “dung tục hóa” vào một tác phẩm văn chương.
Có ý kiến cho rằng ông Sóng Hiền và phần lớn cư dân mạng đang nói 2 câu chuyện theo 2 lối logic khác nhau.
Câu chuyện thứ nhất là ông Sóng Hiền đánh giá tác phẩm Chí Phèo dưới góc độ nghiên cứu giáo dục, dưới những tác động ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh. Còn cư dân mạng tư duy theo mặt cảm thụ văn học của tác phẩm là logic của câu chuyện thứ hai. Những người ở 2 câu chuyện đang tranh cãi và phản ứng gay gắt.
Từ sự việc của ông Bùi Hiền đến ông Nguyễn Sóng Hiền, có thể thấy rằng: tranh luận để phát triển nhưng cần xác định đúng góc nhìn để đừng nhầm lẫn giữa “tranh luận khoa học” và “tranh cãi, công kích cá nhân”, gây ra những tổn thương cho cả đôi bên.
TUYẾT NGA
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin