Trong khi các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh Nam Trung Bộ đang tất bật ứng phó với thiên tai kép, triều cường, áp thấp nhiệt đới và những cơn bão cuối mùa thì diễn đàn Quốc hội rất nóng với vấn đề quốc kế dân sinh.
Trong khi các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh Nam Trung Bộ đang tất bật ứng phó với thiên tai kép, triều cường, áp thấp nhiệt đới và những cơn bão cuối mùa thì diễn đàn Quốc hội rất nóng với vấn đề quốc kế dân sinh.
Trong 2 ngày rưỡi thảo luận tại hội trường về kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước, có nhiều tiếng nói về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Dễ hiểu, bởi gần 70% người dân của đất nước cư trú ở nông thôn, sinh kế bằng nông nghiệp.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp là Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã giải trình trước các đại biểu Quốc hội rất lạc quan với những kỳ vọng vào những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu cao, về 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu “tỷ đô”.
Biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và ai cũng nhìn rõ nó đã tác động mạnh vào sinh kế ở các miền quê. Hết hạn mặn ĐBSCL lại mưa lũ ở miền Trung, rồi lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc, không năm nào không xảy ra.
Chế ngự thiên tai hay tìm cách chấp nhận sống chung với thiên tai? Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp để đối phó với biến đổi khí hậu là không thể khác.
Trước đây, mục tiêu số 1 của ĐBSCL là lúa, thứ hai thủy sản, rồi mới đến miệt vườn trái cây. Giờ đưa thủy sản (cá tra, con tôm) lên số 1, trái cây thứ 2, rồi mới đến lúa. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đi mới kéo theo cả loạt vấn đề.
Lãnh đạo địa phương, các nhà khoa học, nông dân 13 tỉnh ĐBSCL đang rất băn khoăn. Bài toán về thủy lợi, hồ chứa nước ngọt,… cần nguồn tiền đầu tư rất lớn đó sẽ được thu xếp thế nào thì vẫn chưa thấy tư lệnh ngành có lời giải khả thi.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin