Chiều hôm 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách, được truyền hình trực tiếp tới cử tri cả nước.
Chiều hôm 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách, được truyền hình trực tiếp tới cử tri cả nước.
Báo cáo Chính phủ nêu, hoàn thành toàn bộ 13 chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong đó, tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,7% sau khi đã đạt mức 6,41% trong 9 tháng. Tuy vậy, còn rất nhiều điều đáng lưu tâm phía sau bức tranh tăng trưởng.
Như đại biểu Trần Hoàng Ngân (đơn vị tỉnh Thái Bình) đã cho rằng, vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Đó là quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn những hạn chế như quản lý đô thị, quy hoạch, tài nguyên, đất đai…
Đó là thực thi pháp luật vẫn là khâu yếu, kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm trong khi đó tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đầu mối…
Đó là khu vực sản xuất kinh doanh trong nước còn khó khăn, năng lực cạnh tranh thấp, còn nhiều dự án thua lỗ kéo dài.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đơn vị TP Hồ Chí Minh) băn khoăn: Mặc dù thành công trong kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá là vững chắc, nhưng ở đâu đó vẫn còn băn khoăn, lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Trong bức tranh tổng thể về những vấn đề của nền kinh tế thời gian qua, đang tập trung vào một “nỗi lo” khác, đó là tình hình tài khóa của đất nước hiện nay.
Qua báo cáo của Chính phủ, không khó để nhận thấy, tình hình thu- chi ngân sách nhà nước và nợ công vẫn chưa có nhiều thay đổi so với những năm gần đây.
Vẫn là chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao tới hơn 64%; vẫn là nợ công đang sắp đụng trần 65% GDP mà Quốc hội cho phép.
Có thể khẳng định năm nay là năm “được mùa lớn” sau nhiều năm. Đây là kết quả của những nỗ lực vượt bậc, là điều rất đáng mừng, nhưng hành trình cải cách vẫn còn rất gian nan và mọi việc không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Và vì vậy, điều đáng mừng nhất là Chính phủ đã không quá lạc quan với thành tích này.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin