Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp sử dụng giếng khoan quá lâu, khai thác vượt quá khối lượng và công suất quy định trong giấy phép, dẫn đến tình trạng nước yếu, cúp nước thường xuyên, chất lượng nước không đảm bảo khiến nhiều cử tri rất bức xúc, đã kiến nghị nhiều lần, nhiều năm, nhưng tình hình không được cải thiện.
Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp sử dụng giếng khoan quá lâu, khai thác vượt quá khối lượng và công suất quy định trong giấy phép, dẫn đến tình trạng nước yếu, cúp nước thường xuyên, chất lượng nước không đảm bảo khiến nhiều cử tri rất bức xúc, đã kiến nghị nhiều lần, nhiều năm, nhưng tình hình không được cải thiện.
Vấn đề này được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn Sở Tài nguyên- Môi trường trong phiên chất vấn giữa 2 kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua.
Theo ông Roãn Ngọc Chiến, có tình trạng một số doanh nghiệp tự ý khoan thêm giếng khai thác sử dụng lượng nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép. Ảnh: THANH TÂM |
* Đại biểu Trần Văn Ý- Trưởng Ban Văn hóa xã hội- HĐND tỉnh chất vấn: Công tác quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng sau đầu tư trong việc cung cấp nước sạch cho người dân thời gian qua như thế nào? Giải pháp thực hiện trong thời gian tới?
- Ông Roãn Ngọc Chiến- Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường: Theo Quyết định số 31 ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi, tổng hợp các báo cáo UBND tỉnh về tình hình quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng sau đầu tư trong việc cung cấp nước sạch cho người dân thuộc Sở Xây dựng (khu vực đô thị, khu- cụm- tuyến công nghiệp) và Sở Nông nghiệp- PTNT (khu vực nông thôn).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp- PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh có 122 trạm cấp nước nông thôn bao gồm: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mô trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp- PTNT quản lý khai thác 101 nhà máy nước; có 18 trạm do tư nhân quản lý và 3 trạm do UBND huyện, xã quản lý.
Về cấp phép khai thác tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất), tính đến nay, tổng số giấy phép UBND tỉnh cấp còn hiệu lực là 60, trong đó 50 giấy phép cấp cho đơn vị cấp nước sinh hoạt nông thôn và 10 giấy phép cấp cho đơn vị để cấp nước đô thị.
So với 122 trạm cấp nước nông thôn do Sở Nông nghiệp- PTNT quản lý thì có 50 giấy còn hiệu lực và 50 giấy phép hết hạn và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường đang làm thủ tục cấp mới; 22 trạm cấp nước còn lại thuộc dạng không phải lập thủ tục cấp phép do công suất khai thác dưới 100m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước mặt cấp phép là 125.830 m3/ngày, tổng lượng nước dưới đất cấp phép là 4.980 m3/ngày đêm.
Các hồ sơ cấp phép về tài nguyên nước đều thực hiện đúng trình tự, thủ tục, vùng cấp phép không thuộc vùng cấm, vùng hạn chế khai thác theo quy hoạch được duyệt.
Thực hiện chức năng được giao, năm 2016- 2017, Sở Nông nghiệp- PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với các ngành mở 2 đợt kiểm tra 13 nhà máy nước tư nhân tại huyện Vũng Liêm, kết quả về chất lượng nước cấp có 4 nhà máy nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
Chi cục Thủy lợi đã gửi thông báo đến các nhà máy nước kèm theo yêu cầu khắc phục các lỗi. Đến tháng 11/2017, Chi cục Thủy lợi sẽ kiểm tra lại, nếu cơ sở vẫn không khắc phục các lỗi mắc phải thì sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở theo đúng quy định.
Về phía Sở Tài nguyên- Môi trường, từ năm 2016 đến nay đã tiến hành kiểm tra 9 doanh nghiệp cấp nước, trong đó phát hiện 3 đơn vị vi phạm các quy định pháp luật như: chưa lập sơ đồ mạng lưới cấp nước và thỏa thuận địa bàn khu vực cấp nước, tự ý khoan thêm giếng khai thác sử dụng lượng nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép; không thực hiện quan trắc mực nước, không thực hiện việc lập thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước dưới đất.
Sở đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt hành chính 3 doanh nghiệp và không gia hạn cấp phép cho 1 doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc cấp phép, quản lý, khai thác, xử lý vi phạm các doanh nghiệp, trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn được các sở ngành thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Trong điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư các công trình cấp nước sạch là giải pháp hữu hiệu để tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại như: việc phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương chưa thật chặt chẽ trong việc giám sát, kiểm tra tình hình chấp hành quy định pháp luật, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu nước đối với các đơn vị cung cấp nước sạch cho người dân, tần suất giám sát kiểm tra còn ít.
Bên cạnh đó, việc lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng nước ngành y tế chỉ xét nghiệm chất lượng nước theo QCVN 02: 2009/BYT (cho mục đích nước sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm).
Tuy nhiên đối với nước ăn uống, bao gồm các cơ sở cấp nước tập trung cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên mới xét nghiệm theo QCVN 01: 2009/BYT.
Vì vậy, đối với các cơ sở cấp nước tập trung cho mục đích sinh hoạt và ăn uống có công suất nhỏ hơn 1.000 m3/ngày đêm không có áp dụng theo QCVN 01: 2009/BYT, từ đó dẫn đến tình trạng chất lượng nước tại các cơ sở này chưa được đánh giá đầy đủ chất lượng nước cho mục đích ăn uống.
Đối với đơn vị cung cấp nước, chưa xây dựng được vùng cấp nước trên địa bàn để UBND huyện phê duyệt;
lượng nước cung cấp sinh hoạt vừa thiếu và yếu; công suất của một số nhà máy nước không đủ cho nhu cầu người dân sử dụng; áp suất nước cung cấp cho người dân không đảm bảo ở một số nhà máy nước (nước yếu); giám sát lấy mẫu nước chưa đủ tần suất theo quy định; chưa xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định.
Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, ngành kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tài nguyên- môi trường, xây dựng, nông nghiệp-PTNT và y tế phối hợp với UBND cấp huyện, xã tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng nước an toàn theo kế hoạch định kỳ hàng năm.
Đồng thời sở sẽ phối hợp ngay với các ngành và địa phương kiểm tra đột xuất đối với những đơn vị cung cấp nước sạch có phản ánh của người dân về chất lượng nước, công suất, áp suất nước... cung cấp không đạt yêu cầu.
BÙI THANH (ghi)
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin